Trên tạp chí JAMA Networl Open, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bond ở Austrailia, đã công bố một phân tích. Tại đây, các chuyên gia đã phân tích 29 thử nghiệm lâm sàng với tổng số 2.485 người tham gia để xem, thay đổi thời điểm ăn có hiệu quả hơn chế độ ăn hay không.
Kết quả cho thấy, nhịn ăn gián đoạn, ăn ít bữa hơn trong ngày, tập trung vào lượng calo nạp vào đầu ngày, trong ít nhất 12 tuần có hiệu quả trong việc giảm cân. Việc tuân thủ khung thời gian ăn uống 8 giờ 1 ngày hoặc ít hơn mang lại hiệu quả giảm cân tốt. Đặc biệt là đối với những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao.
Stephanie Schiff, một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Northwell Huntington (Mỹ), cho biết: "Trong nhiều năm, tôi không tin tưởng nên đã trì hoãn việc giới hạn thời gian ăn. Bởi tôi nghĩ đó chỉ là xu hướng. Thế nhưng, ngày tháng trôi qua, sau nhiều nghiên cứu, tôi nghĩ mọi người nên áp dụng chế độ này thường xuyên hơn", chuyên gia dinh dưỡng nói.
Có hai hình thức nhịn ăn gián đoạn: hạn chế thời gian ăn trong ngày (ăn từ 6-8 giờ và nhịn ăn trong 16-18 giờ còn lại) hoặc nhịn ăn liên tục trong vòng 16 đến 24 giờ, hai lần một tuần.
Cho dù bạn có thực hiện nhịn ăn gián đoạn hay không, Schiff khuyên bạn không nên ăn sau 19h tối. Để giải thích cho điều này, Schiff nói: "Nếu ngừng ăn lúc 19h, bạn sẽ có thời gian để tiêu hóa thức ăn, quá trình trao đổi chất bắt đầu chậm lại, melatonin (chất có vai trò tương tự như một chất xúc tác giúp ru ngủ) sẽ có thời gian tăng lên, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nếu không thể ăn tối sớm hơn, bạn nên cố gắng ăn một bữa đầy đủ vào giữa ngày, và giảm lượng thức ăn vào cuối ngày.