Dân Việt

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Hoa: Tiêu tốn 5,5 triệu lượng bạc, đẩy nhà Thanh tới sụp đổ!

Nguyễn Hoè 08/11/2024 21:40 GMT+7
Thời điểm nhà Thanh phát triển cực thịnh, Từ Hi Thái hậu đã tất tay 3 lần rút tiền từ Bộ Hộ và số tiền cả nước quyên góp để tổ chức hôn lễ hoành tráng nhất lịch sử cổ đại Trung Hoa.

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Hoa: Tiêu tốn 5 triệu lượng bạc, đẩy nhà Thanh tới sụp đổ!

Vào ngày 8/11/1888 thời nhà Thanh, Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu đã ban hành hai sắc lệnh: Một là tuyên bố phong thị Diệp Hách Na Lạp lên làm hoàng hậu, đây chính là hoàng hậu Long Dụ sau này. Hai là phong 2 người con gái của bộ trưởng bộ hộ Thi Lang lên làm vợ lẽ của vua, sau này chính là Cẩn Phi và Hoà Trân Phi.

img

Như vậy, Hoàng đế Quang Tự mới 17 tuổi cùng một lúc đã có một vợ và hai quý phi.

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc: Tiêu tốn hơn 5 triệu lượng bạc, đẩy nhà Thanh vào bờ vực sụp đổ! - Ảnh 1.

Hoàng đế Quang Tự ở tuổi 17 đã được phong 1 hoàng hậu và 2 quý phi. Ảnh: Sohu

Hầu hết các hoàng đế của triều đại nhà Thanh đều đã kết hôn trước khi lên ngôi. Chỉ có số ít vị vua, bao gồm Hoàng đế Quang Tự là kết hôn sau khi lên trị vì. Vì vậy, đối với hoàng gia triều Thanh, lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự là sự kiện vô cùng đặc biệt. Từ Hi Thái Hậu đã lên kế hoạch tổ chức một hôn lễ hoành tráng bậc nhất cho Hoàng đế Quang Tự.

Vào khoảng năm 1888, nhà Thanh đang ở trong thời kỳ phát triển cực thịnh giữa giai đoạn hòa bình hiếm hoi sau chiến tranh. Sức mạnh quân sự được cải thiện đáng kể, nguồn tài chính dồi dào, sự lớn mạnh đã đặt nền tảng vật chất vững chắc cho lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự.

Từ Hi Thái hậu đã 3 lần ra lệnh rút tiền của Bộ Hộ. Lần thứ nhất đề ra 4 triệu lượng bạc do Bộ Hộ và các tỉnh chịu trách nhiệm. Lần thứ hai quyên góp được 1 triệu lượng bạc. Lần thứ ba quyên góp được 500.000 lượng bạc. Tổng cộng là 5,5 triệu lạng bạc được quy về triều đình cho sự kiện hôn lễ của Hoàng đế.

Vậy thực tế lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự tốn bao nhiêu tiền?

Theo các thông tin được ghi chép lại, Hoàng đế Quang Tự đã sử dụng 4.126 lượng vàng, 4.824.183 lượng bạc và 2.758 xấp tiền để làm tiền sính lễ. Nếu quy về ngân lượng sẽ tương đương với 5,5 triệu lượng bạc. Điều này có nghĩa là 5,5 triệu lượng bạc mà Từ Hi Thái hậu quyên góp được từ Bộ Hộ về cơ bản đã được tiêu hết sạch.

Nếu ta khó hiểu 5,5 triệu lượng bạc thời cổ đại lớn đến mức nào thì có thể giải thích một cách tương đối đơn giản và trực tiếp, số tiền này gần như có thể mua cả một nửa hạm đội Hải quân Bắc Dương!

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc: Tiêu tốn hơn 5 triệu lượng bạc, đẩy nhà Thanh vào bờ vực sụp đổ! - Ảnh 3.

Dàn quan lại hùng hậu với trang phục và phong thái quyền quý trong hôn lễ của vị vua Quang Tự. Ảnh: Sohu

Hải quân Bắc Dương do Lý Hồng Chương trực tiếp cầm quyền, giữ chức tổng đốc tỉnh kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp.

Sau hơn 10 năm liên tục phát triển, hạm đội hải quân Bắc Dương có 25 tàu chiến, 50 tàu chiến phụ trợ, 30 tàu vận tải và hơn 4.000 sĩ quan, binh lính. Đây là hạm đội mạnh nhất và lớn nhất trong số bốn lực lượng hải quân chính của nhà Thanh, và sức mạnh tổng thể của nó được xếp hạng số 9 thế giới và số 1 trên toàn châu Á.

Với cách so sánh này, 5,5 triệu lạng bạc mà Hoàng đế Quang Tự trực tiếp chi cho hôn lễ sẽ có thể mua được hơn một nửa lực lượng hải quân Bắc Dương. Nói cách khác, chuyển chủ sở hữu của cả hạm đội hải quân Bắc Dương cũng chỉ đủ tổ chức hôn lễ cho 1 vị Hoàng đế Quang Tự.

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc: Tiêu tốn hơn 5 triệu lượng bạc, đẩy nhà Thanh vào bờ vực sụp đổ! - Ảnh 5.

Sảnh tổ chức lễ cưới xa hoa tại cung Côn Ninh từng được trang trí vô cùng lộng lẫy cho hôn lễ. Ảnh: NetEase

Với số tiền khổng lồ, đám cưới vua Quang Tự đã được Từ Hi Thái Hậu sắp xếp tổ chức theo các nghi thức trang trọng bậc nhất, những bộ trang phục cao quý làm từ hàng trăm cuộn lụa satin, hàng ngàn con chiến mã tuyển được chọn kỹ càng, vô vàn lễ vật đắt giá cùng các nghi thức hôn lễ trọng đại.

Quả thật, đây không hổ danh là hôn lễ được đầu tư nhất trong toàn bộ lịch sử cổ đại Trung Quốc nhưng cũng chính cách tiêu xài hoang phí này của Từ Hi Thái Hậu đã đẩy nhà Thanh đến cái kết sụp đổ đầy thảm thương sau này.