Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Con đường tơ lụa huyền thoại bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 2 Trước Công Nguyên. Một sứ giả nhà Hán tên Trương Kiên là người phụng mệnh khám phá các vùng đất phía tây mà nhà Hán gọi Tây Vực, xây dựng liên minh với những quốc gia và dân tộc mới nhằm chống người Hung Nô ở phương bắc, theo trang mạng Trung Quốc Sohu.
Hoàng đế nhà Hán ra lệnh cho Trương Kiên đi sứ về phía tây là Hán Vũ Đế Lưu Triệt - một trong những hoàng đế quyền lực bậc nhất Trung Hoa, từng được so sánh với Tần Thủy Hoàng khi được xưng tụng với cụm từ Tần Hoàng Hán Vũ.
Nguyên nhân Hán Vũ Đế chú trọng xây dựng mối quan hệ với người Tây Vực bắt nguồn từ việc có tù binh Hung Nô khai rằng vua của người Nguyệt Chi (tộc người sống ở miền bắc Ấn Độ) từng bị Hung Nô chém đầu.
Sách Hán thư, phần Tây Vực truyện được xem là tài liệu đầu tiên dùng khái niệm Tây Vực. Phần Tây Vực truyện của Hán thư nhắc tới những nước mà ngày nay là Kyrgyzstan, Ấn Độ, Iran... Nhưng sau này, Tây Vực chủ yếu dùng để đề cập đến khu vực phía tây Trung Hoa mà ngày nay thuộc Tân Cương, Trung Quốc.
Năm 138 TCN, Trương Khiên dẫn đoàn tùy tùng đi bộ từ Trường An tới các vùng phía tây. Trải qua nhiều khó khăn và còn bị người Hung Nô bắt giữ, Trương Khiên lần lượt đi qua các khu vực mà ngày nay là bồn địa Fergana ở Trung Á, Kazakhstan, miền bắc Afghanistan và miền bắc Ấn Độ - nơi người Nguyệt Chi sinh sống.
Dân Nguyệt Chi lúc đó sinh sống hòa bình, không còn muốn phục thù Hung Nô nữa. Mất 13 năm để Trương Khiên quay về Trường An. Chuyến đi sứ dù không thành công nhưng tạo tiền đề để nhà Hán khai thông giao thương với Tây Vực, cũng là căn cứ để Hán Vũ Đế hoạch định sách lược.
Trương Khiên cũng kiến nghị Hán Vũ Đế tăng cường ngoại giao với các nước Tây Vực, tặng lễ vật và cung cấp phương tiện để sứ giả Tây Vực tới Trường An bái kiến thiên tử. Hán Vũ Đế nghe xong liền chấp thuận sách lược này.
Năm 119 TCN, Hán Vũ Đế một lần nữa đánh bại Hung Nô trên chiến trường, phái Trương Khiên đi sứ Tây Vực lần hai. Hành trình của Trương Kiên lần này đã tạo nên con đường tơ lụa huyền thoại.
Từ đây, con đường giao thương giữa nhà Hán và Tây Vực, xa hơn nữa là Trung Á, Tây Á đã được mở ra. Các thương nhân Tây Vực rất thích tơ lụa của nhà Hán, mặt khác đem tới thành Trường An các sản vật và động vật quý hiếm để bày bán, khiến người Hán mở rộng được tầm mắt.
Đây là giai đoạn người Hung Nô vẫn còn ảnh hưởng ở Tây Vực, không ít lần quấy nhiễu các thương nhân. Một số nước ở Tây Vực cũng khiếp sợ Hung Nô mà ngần ngại giao thương với nhà Hán.
Để đảm bảo con đường tơ lụa thông suốt, Hán Vũ Đế nêu ra sách lượcrằng quốc gia Tây Vực nào đối đầu Hung Nô thì chủ động làm thân, các quốc gia chịu ảnh hưởng của Hung Nô thì phải đem quân thảo phạt.
Vương quốc Ô Tôn ở Tây Vực (nay đã bị diệt vong), là nước có ý thân cận với nhà Hán nhất. Điều này càng khiến Hung Nô tức giận, lên kế hoạch quyết san phẳng. Năm 105 TCN, vua Ô Tôn là Côn Mạc đem ngựa làm sính lễ, ngỏ ý kết hôn với công chúa nhà Hán và được Hán Vũ Đế đồng ý. Hai nước từ đó kết giao, xây dựng liên minh.
Vương quốc Ô Tôn sau này đóng vai trò trọng yếu giúp nhà Hán thảo phạt Hung Nô. Dưới thời Hán Tuyên Đế, Ô Tôn từng đem 5 vạn binh mã hỗ trợ quân Hán đối đầu Hung Nô. Công lao này là do tầm nhìn xa rộng của Hán Vũ Đế mà có được, theo Sohu.
Phái đoàn nhà Hán giai đoạn này đi sứ Tây Vực thường lựa chọn hai con đường, một là qua vương quốc Lâu Lan và hai là qua vương quốc Xa Sư. Các hai quốc gia cổ xưa này ngày nay đều thuộc khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.
Hai quốc gia này quay sang ủng hộ Hung Nô chống lại nhà Hán, sát hại sứ giả. Để con đường tơ lụa được duy trì thông thương, Hán Vũ Đế quyết định phát động chiến dịch chinh phạt.
Hán Vũ Đế huy động hàng vạn binh mã xuất kích hướng tới Tây Vực. Quân Hán công kích mạnh mẽ khiến Hung Nô rút lui, bỏ mặc cho hai vương quốc Lâu Lan và Xa Sư bị nhà Hán thôn tính.
Chiến dịch thắng lợi chóng vánh đã làm chấn động Tây Vực, khiến nhiều quốc gia ở khu vực ngả về phía nhà Hán.
Hán Vũ Đế cũng ra lệnh cho quân đội xây dựng các tiền đồn ở phía tây, nhằm đảm bảo an ninh cho con đường tơ lụa.
Không lâu sau, Hán Vũ Đế lần nữa ra lệnh xuất binh tới Tây Vực, mục tiêu là vương quốc Đại Uyên (nay thuộc Uzbekistan và Kyrgyzstan). Đại Uyên là quốc gia nằm ở vùng xa xôi, từng cương quyết không giao giống ngựa quý mang tên hãn huyết bảo mã cho Hán Vũ Đế. Các quý tộc Đại Uyên còn chủ trương phục kích, bắt giết sứ giả nhà Hán.
Hán Vũ Đế nghe tin vô cùng phẫn nộ, lệnh cho tướng Lý Quảng Lợi dẫn quân tiến đánh Đại Uyên, mục tiêu hàng đầu đem giống ngựa quý về Trung Hoa.
Trong năm đầu tiên, quân của Lý Quảng Lợi gặp vô vàn khó khăn, lại bị các quốc gia ở Trung Á đóng cửa không hỗ trợ lương thực, dẫn đến những tổn thất nặng nề.
Năm thứ hai, bất chấp sự can ngăn của triều thần, Hán Vũ Đế vẫn quyết tâm đánh Đại Uyên, cho rằng nếu không thành công thì uy danh của nhà Hán ở Tây Vực sẽ tan biến. Ngoài ra, nhà Hán cũng rất cần giống ngựa khỏe của Tây Vực để gia tăng sức mạnh quân đội.
Lần này, Hán Vũ Đế giao cho Lý Quảng Lợi 6 vạn quân, cùng 18 vạn quân Hán đóng rải rác ở các tiền đồn, sẵn sàng hỗ trợ.
Rút kinh nghiệm từ lần viễn chinh đầu tiên, Lý Quảng Lợi chủ động đánh thành trì các nước ở ở Trung Á không chịu mở cổng cung cấp lương thực, tạo ra đà tiến quân mạnh mẽ. Năm 100 TCN, quốc vương nước Đại Uyên bỏ mạng còn vương quốc trở thành chư hầu của nhà Hán. Đại Uyên cho người Hán tùy chọn giống ngựa quý để đem về Trung Hoa. Lý Quảng Lợi lựa chọn khoảng 3.000 con ngựa thuộc hàng tốt, lập nên quốc vương thân Hán ở Đại Uyên, sau đó dẫn quân về thành Trường An.
Sau này, các quốc gia Tây Vực hoàn toàn thần phục nhà Hán, đưa các con cháu quý tộc tới Trường An nhằm thắt chặt quan hệ với nhà Hán.
Có thể nói, những thắng lợi liên tiếp của Hán Vũ Đế ở Tây Vực và chính sách tích cực thúc đẩy trao đổi, giao thương, giúp mở ra giai đoạn con đường tơ lụa phát triển mạnh mẽ, mở ra sự giao lưu văn hóa Đông Tây trong hàng ngàn năm.
Con đường tơ lụa dần biến mất hoàn toàn vào thời nhà Minh, khi giao thương trên biển được thúc đẩy mạnh mẽ, cùng với những tiến bộ trong kỹ thuật đóng tàu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.