Sách dày 265 trang, nội dung cuốn sách gồm 6 chương, chia thành 6 chương, làm rõ các khía cạnh về hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như chiến lược xây dựng thương hiệu.
Cuốn sách bắt đầu với các thách thức xây dựng thương hiệu địa phương trong bối cảnh gia nhập thị trường toàn cầu, địa lý, kinh tế, chính trị, và nâng cao đời sống dân cư. Chương tiếp theo cung cấp các kinh nghiệm từ những địa phương thành công trong xây dựng thương hiệu như Thâm Quyến (Trung Quốc), Incheon (Hàn Quốc), Quảng Ninh và Đà Nẵng (Việt Nam)...
Sách cũng khảo sát lịch sử xây dựng thương hiệu địa phương, xác định hình ảnh và bản sắc địa phương, và mô hình xây dựng thương hiệu, với các yếu tố ảnh hưởng và chiến lược cụ thể. Một chương đặc biệt về các chủ thể tham gia và quá trình xây dựng thương hiệu địa phương sẽ giúp làm rõ tổ chức triển khai và các chính sách gắn với giải pháp thực tiễn.
"Xây dựng thương hiệu địa phương với mục tiêu cuối cùng là đạt được các lợi ích kinh tế và phúc lợi cho người dân chính địa phương đó. Vì vậy, xây dựng thương hiệu địa phương phải phản ánh được tâm tư và nguyện vọng của người dân địa phương. Nội dung xây dựng thương hiệu địa phương phải từ cơ sở, từ người dân để chỉ ra những ước mơ và kỳ vọng của toàn dân về tương lai, về hình ảnh, về thương hiệu địa phương với tầm nhìn 50 năm hoặc 100 năm tới.
Câu hỏi cơ bản là "Người dân địa phương mong muốn hình ảnh địa phương sẽ như thế nào vào 50 năm hay 100 năm sau?" và "Hình ảnh này đem lại lợi ích gì cho địa phương?". "Người dân" là một phạm trù rộng, vì thế một số tiêu thức phân loại nhân khẩu nhất định được sử dụng để đánh giá các mong ước của từng nhóm người.
Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý nhà nước tại các địa phương và các cán bộ giảng dạy trong các trường học. Nhưng trên hết cả, xây dựng thương hiệu địa phương mục tiêu cuối cùng là đạt được các lợi ích kinh tế và phúc lợi cho người dân chính địa phương đó", Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung cho hay.