Điện Kremlin cho biết đường dây nóng khủng hoảng đặc biệt giữa Mỹ và Nga hiện không hoạt động sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin chấp thuận thay đổi thời điểm Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hơn 1.000 ngày chiến tranh ở Ukraine đã đánh dấu sự suy giảm tồi tệ nhất trong quan hệ giữa Washington và Moscow kể từ Chiến tranh Lạnh. Các quan chức Mỹ cho biết đầu tuần này rằng Nhà Trắng đã chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga, điều mà Moscow lên án là "giai đoạn mới của cuộc chiến tranh phương Tây" và là sự leo thang xung đột.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, theo sau là kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Tổng cộng, Moscow và Washington kiểm soát khoảng 90% vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Số lượng chính xác có thể khác nhau, nhưng hiện tại chín quốc gia sở hữu tổng cộng khoảng 12.100 vũ khí hạt nhân bao gồm Mỹ, Pháp và Vương quốc Anh trong NATO cũng như các quốc gia không thuộc NATO là Nga, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Tổ chức này cho biết ước tính có khoảng 1.710 đầu đạn có thể được quân đội Nga sử dụng được triển khai trên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc tại các căn cứ máy bay ném bom chiến lược.
Theo FAS, Mỹ có khoảng 1.670 đầu đạn chiến lược được triển khai. Vũ khí hạt nhân chiến lược bị giới hạn bởi Hiệp ước New START ở mức 1.550 đầu đạn và tối đa 700 tên lửa tầm xa và máy bay ném bom. Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí cho biết tính đến tháng 7, Mỹ triển khai 1.419 và Nga triển khai 1.549 đầu đạn chiến lược trên máy bay ném bom và tên lửa.Vũ khí hạt nhân phi chiến lược hoặc chiến thuật, có tầm bắn ngắn hơn và ít phá hủy hơn, không được các hiệp ước vũ khí bảo vệ.
Bộ Ngoại giao cho biết vào tháng 4 rằng, họ tin rằng Nga có từ 1.000 đến 2.000 đầu đạn hạt nhân phi chiến lược, bao gồm cả đầu đạn trên tên lửa không đối đất, ngư lôi, bom trọng lực và mìn hạt nhân. Nga đã đình chỉ hợp tác với Hiệp ước START mới vào tháng 2/2023. Sau đó, Mỹ đã hạn chế mức độ minh bạch về vũ khí hạt nhân của mình với Nga, mặc dù cả hai bên đều tuyên bố sẽ tuân thủ các giới hạn của hiệp ước cho đến năm 2026. Nga từ lâu đã hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat và Yars.Khi quân đội Moscow đổ vào Ukraine vào cuối tháng 2/2022, ông Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của đất nước mình vào tình trạng báo động cao.
Nhiều tháng sau, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết rủi ro xung đột hạt nhân đã trở nên "đáng kể". Các quan chức Nga nổi tiếng, chẳng hạn như cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, người vẫn là tiếng nói cứng rắn trên chính trường Điện Kremlin, cũng như các nhà bình luận truyền hình nhà nước Nga, thường xuyên đề cập đến viễn cảnh chiến tranh hạt nhân. Một số người dẫn chương trình và khách mời của phương tiện truyền thông nhà nước đã gợi ý rằng Moscow nên tấn công hạt nhân vào các quốc gia như Mỹ và Anh. Ông Putin đã nói vào tháng 3 năm nay rằng Nga đã được trang bị quân sự và "sẵn sàng" cho chiến tranh hạt nhân.
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã nói vào tháng 9/2022 rằng, ý tưởng về chiến tranh hạt nhân "trước đây là điều không thể tưởng tượng được", nhưng giờ đây là "chủ đề gây tranh cãi. Bản thân điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được".
🔸RS-24 Yars: đây là loại tên lửa di động hoặc đặt trong hầm chứa, mỗi tên lửa mang theo tối đa ba đầu đạn với sức công phá 200 kiloton. Nga có khoảng 772 đầu đạn cho loại tên lửa này.
🔸Topol-M là một tên lửa phóng từ mặt đất hoặc hầm chưa khác mang một đầu đạn duy nhất có sức công phá 800 kiloton. Có 78 chiếc trong kho vũ khí của Nga.
🔸R-36M2/RS-20V "Voevoda": là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đặt trên mặt đất có trọng tải 550-750 kt, mang theo tối đa 10 đầu đạn hoặc mồi nhử. Nga có 46 tên lủa loại này với khoảng 340 đầu đạn.
🔸RS-28 Sarmat: là loại tên lửa ICBM mới có khả năng mang tới 16 đầu đạn với sức công phá 750 kiloton mỗi đầu đạn. Tổng cộng có 46 tên lửa Sarmat dự kiến sẽ được sản xuất, chiếc đầu tiên đã được triển khai vào năm 2023.
🔸"Avangard": Là hệ thống tên lửa siêu thanh được phóng từ ICBM Voevoda hoặc Sarmat, được thiết kế để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Sức công phá được ước tính là từ 800 kiloton đến 2 megaton. Hiện nay, Nga có 7 hệ thống Avangard.
🔸RSM-56 Bulava: Tên lửa phóng từ tàu ngầm này là xương sống của thành phần hải quân trong bộ ba hạt nhân của Nga. Mỗi tên lửa mang 6-10 đầu đạn với sức công phá 100-150 kt (tổng cộng 576 đầu đạn). Các tàu ngầm được trang bị tên lửa Bulava đang tuần tra Biển Bắc, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và sẵn sàng phản công.
🔸R-29RMU2 "Sineva"/R-29RMU2 "Liner": là loại tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm (SLBM) có đầu đạn 4x500 kt hoặc 10-12x100 kt. Tổng kho vũ khí của Nga bao gồm khoảng 320 đầu đạn.