Dân Việt

Hướng nghiệp phù hợp dành cho trẻ em khuyết tật

Minh Tiến 09/12/2024 02:43 GMT+7
Các lớp hướng nghiệp như: May, Đan, Handmade, hoa lụa, sản xuất hương thơm, sản xuất tranh đá quý, tranh bút lửa, dệt Saori... được Trung tâm PHCN cho người khuyết tật Thụy An (Bà Vì) duy trì hiệu quả trong những năm qua.

Hàng chục nghìn sản phẩm được trẻ em khuyết tật hoàn thiện

Những sản phẩm của người khuyết tật tại trung tâm làm ra đã được thị trường chào đón, tiêu thụ tốt. Đây chính là cơ hội rất tốt để người khuyết tật có thể tự lập cuộc sống khi hòa nhập cộng đồng. Tổng số sản phẩm được trẻ khuyết tật tại Trung tâm hoàn thành trong năm vừa qua là 10.874 sản phẩm, trong đó có 7.388 sản phẩm được tiêu thụ. 

Ông Nguyễn Ngọc Tân - quyền Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng khuyết tật Thụy An cho biết, hướng nghiệp cho trẻ em khuyết tật không chỉ là việc trang bị cho các em một nghề, mà còn là trao cho các em cơ hội sống độc lập, tự tin khi hòa nhập xã hội. 

"Đây cũng là một hình thức lao động trị liệu, giúp người khuyết tật tự tin hơn vào bản thân, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, nếu được định hướng và học tập tốt có thể lành nghề, tự nuôi sống được bản thân", ông Tân nói.

Các lớp hướng nghiệp hiệu quả dành cho trẻ em khuyết tật

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 1.

Các học viên lớp may đang thực hành may các sản phẩm trên thiết bị máy khâu hiện đại. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 2.

Từng đường kim mũi chỉ được các em học sinh ở đây làm thuần thục. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 3.

Lớp may luôn thu hút được nhiều học sinh khuyết tật tham gia học nghề. Được biết, trong năm vừa qua đã có hơn 2.000 sản phẩm được tiêu thụ từ lớp học may tại trung tâm. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 4.

Đến với lớp học Dệt Saori - một loại hình nghệ thuật dệt vải của Nhật Bản, có cách dệt đơn giản nhưng cho ra đời những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn người thực hiện. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 5.

Cách dệt Saori ra đời tại Nhật từ năm 1968 do một phụ nữ tên Misao Jo ở Osaka nghĩ ra. Do đơn giản nên hiện nay Saori được ưa chuộng tại khắp nơi trên thế giới. Do không quá phức tạp nên môn học này được lựa chọn tại trung tâm dành cho người khuyết tật. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 6.

Những đôi tay khéo léo từ từ xử lý những sợi vải khi thực hiện trên khung cửi. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 7.

Những cuộn len đủ màu sắc được sắp xếp ngăn nắp trên giá đỡ. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 8.

Các sản phầm khăn quàng cổ được các học sinh lớp may thực hiện, trong năm nay có hơn 60 chiếc khăn đã được hoàn thiện. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 9.

Lớp Handmade hoạt động để tạo ra những món đồ thủ công làm bằng tay, là thành quả của sự tỉ mỉ, sáng tạo từ bàn tay của trẻ em khuyết tật. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 10.

Đồ handmade có tính nghệ thuật cao, mang dấu ấn riêng của người làm nên đó là những sản phẩm độc đáo và khác biệt. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 11.

Dụng cụ hỗ trợ khi thực hiện các sản phẩm Handmade. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 12.

Nhờ sự hướng dẫn tận tỉnh của thầy cô, các em khuyết tật cũng đã dễ dàng chinh phục các món đồ đòi hỏi kỹ năng cao. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 13.

Đôi bàn tay của học sinh nữ đang tỉ mần thực hiện đan một chiếc giỏ đựng hoa. Ảnh: Minh Tiến.


Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 14.

Các bó, chậu với nhiều cành hoa đầy đủ màu sắc bắt mắt là những gì xuất hiện tại lớp học làm hoa. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 15.

Với môn học này rèn cho các các em tính kiên nhẫn, tỉ mỉ trong từng công đoạn chế tạm ra các sản phẩm đặc biệt này. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 16.

Một bông hoa được tạo ra từ những đôi bàn tay có mảnh đời "đặc biệt". Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 17.

Lớp học tranh đá quý đòi hòi sử tỉ mỉ và kiên nhẫn cực kỳ cao. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 18.

Các bước cơ bản nhất khi học làm tranh đá quý được các em thực hành trên lớp. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 19.

Những hình khối hoa được làm nổi bật gây sự thích thú của người xem. Qua đó, thể hiện được sự khéo léo và tỉ mỉ của người thực hiện. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 20.

Các em học sinh khuyết tật đang chăm chú thực hành trong giờ học tại môn tranh bút lửa. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 21.

Để tạo ra được màu đặc trưng các học viên sẽ phải dùng một thiệt bị chuyên dụng. Ảnh: Minh Tiến.

Từ phục hồi chức năng tới hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật với hàng nghìn sản phẩm được tiêu thụ - Ảnh 23.

Sức nóng từ đầu máy sẽ làm cháy xém mặt gỗ với tùy mức độ do người làm mong muốn. Qua đó, sẽ tạo nên những gam màu tuyệt đẹp khi hoàn thiện. Ảnh: Minh Tiến.