Dân Việt

Công chúa lấy chồng xa nhất trong lịch sử Trung Hoa: Đón dâu 2 năm, đến nơi hôn phu đã qua đời

Nguyệt Hoà 30/11/2024 23:10 GMT+7
Trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, không phải lúc nào cũng trong tình trạng hòa bình, trong các thời kỳ nó đã trải qua sự thăng trầm của nhiều triều đại, lúc thịnh lúc suy, lúc chia rẽ lúc phân tranh, nó xuyên suốt trong các triều đại.

Nhưng hầu hết mọi triều đại đều sử dụng phương tiện giống nhau khi giao thiệp với các nước láng giềng, đó là "hòa thân"- việc kết nối thông gia, "hòa thân" có thể tạm thời làm giảm bớt những xung đột đôi bên, đồng thời thúc đẩy giao lưu văn hóa vốn có tác động tiềm ẩn hoặc rõ ràng đối với tiến trình lịch sử.

Có thể nói, chính sách "hòa thân" bắt đầu từ thời Tây Hán đến thời nhà Thanh, và hầu như các triều đại đều có sự thay đổi theo những thời điểm khác nhau và vì những lý do khác nhau.

Một cuộc hôn nhân của triều Nguyên nổi tiếng trong lịch sử của có liên quan mật thiết đến Marco Polo, một thương gia người Ý nổi tiếng thế giới ở Venice, ông cũng là một người thích du lịch và thám hiểm.

img

Sau 2 năm lênh đênh trên biển, gặp bao hiểm nguy cuối cùng công chúa cũng đến được Tây Á xa xôi - Ảnh: Ghép từ internet.

Lần đó nếu không có ông cùng cha và chú hộ tống công chúa xinh đẹp Khoát Khoát Chân đi đến Hãn quốc Y Nhĩ ở Tây Á xa xôi, Hốt Tất Liệt có lẽ đã không chấp thuận. Những câu chuyện huyền thoại cũng có thể bị vùi lấp trong lớp bụi dày đặc của lịch sử, mà người đời nay không thể nhìn ra.

Hãy bắt đầu từ nguồn gốc của câu chuyện này, từ Hãn quốc Y Nhĩ xa lạ, để xem ai và tại sao người ta muốn kết hôn với công chúa của Đại Nguyên, từ đó chúng ta hiểu sâu hơn nhân vật chính trong câu chuyện, dù cuộc sống của cô rất ngắn ngủi – công chúa Khoát Khoát Chân.

Sự ra đời của Hãn quốc Y Nhĩ

Vào năm 1260, khi Hốt Tất Liệt trở thành Đại Hãn, đã xảy ra một cuộc chiến tranh giành ngai vàng với em trai của mình là A Lý Bất Ca. Sau đó, Hốt Tất Liệt cử một sứ thần là Húc Liệt Ngột đưa một sắc lệnh đặt vùng Ba Tư dưới quyền quản lý trực tiếp của chính phủ Đại Hãn.

Sau khi Hốt Tất Liệt chiến thắng A Lý Bất Ca đã ban cho Húc Liệt Ngột tước hiệu Y Nhĩ Hãn. Khu vực này bao gồm phía đông là sông Ấn Độ, phía tây bao gồm đại bộ phận các khu vực Tiểu Á đến Vịnh Ba Tư ở phía Nam đến dãy núi Caucasus ở phía bắc thuộc về lãnh thổ của Húc Liệt Ngột (Halagu).

Sau khi Húc Liệt Ngột chết, con trai cả của ông là A Bát Cáp trở thành quốc vương thứ hai. Sau khi A Bát Cáp chết, em trai của ông là Thiếp Cổ Điệt Nhi kế vị, nhưng sau hai năm con trai của A Bát Cáp là A Lỗ Hồn (cháu nội của Hốt Tất Liệt) tuyên bố rằng cha của ông là theo lệnh của Đại Hãn Hốt Tất Liệt, và ngai vàng nên thuộc về con trai của ông, A Lỗ Hồn đã lật đổ chú của mình và giành lại ngai vàng, trở thành quốc vương thứ tư (trị vì từ năm 1284 đến năm 1291). Câu chuyện bắt đầu từ đây.

Hành trình kết hôn của nàng công chúa xinh đẹp

Bộ tộc Mông Cổ được hợp thành từ rất nhiều cộng đồng các bộ tộc, để bảo trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bộ tộc hoặc thể hiện sự phục tùng, cũng thông qua hôn nhân giữa các bộ tộc với nhau.

Ái thiếp của A Lỗ Hồn là Hốt Lặc Tháp Hắc Cáp Đôn, qua đời năm 1286, để lại lời di ngôn trước đó: "Nếu không phải bản tộc của chúng ta, thì không được thừa kế hậu vị này". A Lỗ Hồn vì đang thương tiếc vợ nên đã quyết định thực hiện lời trăn trối của vợ mình và cử ba đặc sứ đến Đại Đô để thỉnh cầu Hốt Tất Liệt, tổ tiên của nhà Nguyên, chọn cung nữ đồng tộc làm phi.

Vì vậy, công chúa xinh đẹp 17 tuổi Khoát Khoát Chân đã được Nguyên Thế Tổ đồng ý cho kết hôn với A Lỗ Hồn. Sau đó, Khoát Khoát Chân đã đặt chân lên con đường đến Tây Á.

Từ kinh đô của nhà Nhà Nguyên (nay là Bắc Kinh) đến Y Nhĩ Hãn quốc (nay là thành phố phía tây bắc của Iran), nếu đi bằng đường bộ sẽ không chỉ là một quãng đường xa mà còn tốn rất nhiều chi phí, cũng phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh, do đó, các sứ giả quyết định sẽ đi bằng đường biển.

Người Mông Cổ không quen với việc chèo thuyền và không có kinh nghiệm chèo thuyền. Các sứ thần như Marco Polo và chú của ông (sau đây gọi là Polo) mong muốn được giúp đỡ từ kinh nghiệm của họ, đặc biệt là Marco Polo vừa trở về từ Ấn Độ, vì vậy họ đã cầu xin Đại Hãn cử ba trong số họ là Marco Polo đi cùng chuyến đi.

Hốt Tất Liệt miễn cưỡng đồng ý, đồng thời chuẩn bị cho đội ngũ kỹ thuật rất cao và yêu cầu Polo truyền tải thông điệp thân thiện đến các quốc vương châu Âu, bao gồm cả Vua Anh.

Đoàn "hòa thân" của Đại Hãn Mông Cổ hùng mạnh khởi hành từ Tuyền Châu, Phúc Kiến vào năm 1290 (cũng có tư liệu nói vào năm 1291 và 1292), và cập cảng đầu tiên ở Singapore. Trên đường đi, họ cũng cần dừng lại ở nhiều nơi, bao gồm Sumatra, Vương quốc Jaffna (bắc Sri Lanka) và vương quốc Pandi ở nam Ấn Độ (Tamil Nadu ngày nay), cuối cùng băng qua Biển Ả Rập đến Y Nhĩ Hãn quốc.

Sau một hành trình dài gian gian khổ trên biển, thỉnh thoảng có sóng gió bão bùng, trong số 600 hành khách trên 14 con tàu, chỉ có 18 người sống sót – chỉ một trong ba sứ thần sống sót, và may mắn thay 3 người của Polo và công chúa Khoát Khoát vẫn sống sót.

Kết thúc bất ngờ

Khi đoàn đưa dâu đến Y Nhĩ Hãn quốc vào tháng 3 và tháng 4 năm 1293, đã hơn hai năm trên đường, công chúa Khoát Khoát Chân phát hiện hôn phu A Lỗ Hồn đã qua đời năm 1291. Em trai của A Lỗ Hồn là Hải Hợp Đô lên kế vị.

Theo luật thừa kế của người Mông Cổ, con trai có thể cưới vợ lẽ của cha mình sau khi cha qua đời, vì vậy công chúa Khoát Khoát Chân được phái đến kết hôn với con trai cả của A Lỗ Hồn.

Một người đàn ông biết rất rõ về A Lỗ Hồn và con trai của ông ta đã nói với Polo rằng: A Lỗ Hồn là một trong những người đàn ông đẹp trai nhất trong thời đại của ông ta; còn Hợp Tán là một trong những người đàn ông kém nhất so với tất cả các chủ nhân ở đây; nhưng ở các khía cạnh khác, nó sẽ là tốt hơn nếu công chúa tái hôn với Hợp Tán, một người tinh thông rất nhiều loại ngôn ngữ và sở hữu những phẩm chất cao nhất của một số chiến binh, nhà lập pháp và vị vua.

Mặc dù Khoát Khoát Chân đã lênh đênh hai năm trên đường đến Y Nhĩ, trải qua muôn vàn khó khăn, nhưng cuối cùng cô cũng có một kết thúc có hậu và trở thành một câu chuyện đặc biệt về "hòa thân" trong lịch sử. Thật không may, Khoát Khoát đã qua đời một năm sau khi kết hôn ở tuổi 20.

Vào năm 1295, một vị tướng quyền lực đã sát hại Hải Hợp Đô và phong Hợp Tán lên kế vị, và tại vị từ năm 1295 đến 1304. Ông được Hoàng đế thứ hai của nhà Minh là Minh Thành Tổ công nhận và cũng đạt được rất nhiều thành tựu.

Cuối cùng, hãy nói ngắn gọn về Polo, cha và chú của mình. Hốt Tất Liệt đã hứa với Marco Polo cùng cha và chú của ông rằng họ có thể quay về Trung Quốc sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình.

Năm 1295, những người của Polo trở lại châu Âu và định cư ở Venice. Người dân địa phương thích nghe về những trải nghiệm của họ ở phương Đông, nhưng hầu hết không tin những điều kỳ lạ mà họ nói.

Năm 1298 (cũng có tài liệu ghi là năm 1296), Marco Polo tham gia trận hải chiến giữa Venice và Genoa, bị đánh bại và bị bắt, sau đó ông gặp nhà văn Ý Rustichello ở trong tù, người cũng bị bắt vì chiến tranh, ông đã kể cho nhà văn nghe những trải nghiệm của ông khi ở Phương Đông trước khi mất vài tháng.

Cuốn sách do Rustician viết dựa trên những câu chuyện của Marco Polp là "Những chuyến du hành của Marco Polo" và ở Trung Quốc, Nhật và những nơi khác đều được ghi chép trong cuốn "Những ghi chép về phương Đông".