Vào thời phong kiến, gia đình nhà phi tần - nhà ngoại - được cho là có vai trò hỗ trợ đặc biệt đối với quyền lực của hoàng đế nói riêng và sự hưng thịnh của một quốc gia nói chung. Tuy nhiên, lịch sử cũng ghi lại nhiều trường hợp nhà ngoại của hoàng đế lợi dụng sức mạnh gia tộc nhiễu loạn triều chính, thậm chí còn đoạt ngôi. Còn với trường hợp của Đậu Y Phòng thì chính là vế đầu tiên.
Người phụ nữ này không có ghi chép cụ thể về ngày tháng năm sinh, chỉ biết bà là người Quan Tân, Thanh Hà thời Sơ Hán. Xuất thân thấp kém, Đậu Y Phòng từ nhỏ đã phải làm cung nữ hầu hạ trong cung. Khi Lữ Hậu nắm quyền, bà thả một số cung nữ ra khỏi cung và đem họ thưởng cho những con cháu nhà họ Lưu được sắc phong ở khắp các địa phương. Đậu Y Phòng là một trong những cung nữ được thả ra, cô khôn khéo mua chuộc thái giám để người này xếp cho cô trở về nước Triệu, tlàm phi tử của Triệu Vương. Thế nhưng người này lại không biết vì sao nhầm chữ Triệu thành Đại, kết cục Đậu Y Phòng phải đến nhà đại, lấy Đại Vương Lưu Hằng - con trai thứ tư của Lưu Bang.
Lưu Hằng tuy không phải ứng cử viên sáng giá kế vị nhưng bù lại nhờ ở xa trung ương triều chính mà tránh được sự truy sát của Lữ Hậu. Đây cũng là tiền đề cho việc Lưu Hằng đăng cơ năm 180 trước công nguyên, lấy hiệu Hán Văn Đế.
Ngay từ lần gặp đầu tiên, Hán Văn Đế đã si mê cô cung nữ bé nhỏ, nên khi trở thành hoàng đế, nàng cũng được sắc phong hoàng hậu, con trai trưởng của cả hai là Lưu Khởi thuận lợi trở thành Thái tử ngay từ khi còn nhỏ. Mẹ quý nhờ con, Đậu Y Phòng nhờ vào con trai mà nắm quyền lực vô cùng lớn, đến khi Hán Văn Đế qua đời vào năm 157 trước công nguyên thì bà cũng chính thức buông rèm nhiếp chính, phò trợ con trai khi đó là Hán Cảnh Đế.
Đậu Thái hậu thâu tóm mọi quyền lực trong triều, đưa người nhà họ Đậu làm đại thần trong triều. Không ỷ có quan hệ, người nhà họ Đậu ý thức việc trau dồi năng lực nên sau này có rất nhiều trọng thần như Thừa tướng Đậu Anh, Tướng quân Đậu Cố lưu danh sử sách vì những đóng góp to lớn cho đất nước.
Đậu Thái hậu nắm quyền từ đời con trai Hán Cảnh Đế đến đời Hán Vũ Đế Lưu Triệt, thiết lập nền tảng vững chắc cho quyền lực và sự hưng thịnh của gia tộc họ Đậu. Do đó mà sau khi bà qua đời vào năm 135 trước công nguyên, dù nhà họ Đậu dần bị Hán Vũ Đế loại bỏ ra khỏi chính quyền trung ương, trở thành một vọng tộc Tây Hán nhưng vẫn phát triển rực rỡ trong suốt 800 năm.