Thạp đồng Hợp Minh, một trong những thạp lớn nhất, trang trí hoàn mỹ nhất của nền văn hóa Đông Sơn, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.
Năm 1995, dân quân xã Hợp Minh đang đào công sự tập luyện ở độ sâu 50m thì phát hiện một cổ vật quý là chiếc thạp đồng ở trên đỉnh đồi Chọi nằm sát ngay bên kia đầu cầu Yên Bái đi Văn Chấn (hữu ngạn Sông Hồng). Sau đó, thạp được chuyển về trụ sở chính quyền xã Hợp Minh, huyện Trấn Yên, Yên Bái.
Sau đó, thạp đồng-hiện vật cổ được chuyển về trụ sở xã và bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Yên Bái ngày 12.6.1995.
Thạp đồng Hợp Minh ở Yên Bái có niên đại khoảng 2.000 - 2.500 năm, cao 47,4 cm, nặng 13,5 kg, được đúc bằng khuôn hai mảng và có màu xanh gỉ đồng.
Hiện vật cổ này có dáng trụ cân đối, thân hơi phình, đáy thon, hai quai hình chữ “U” ngược, hoa văn sống động, kích thước lớn hơn thạp Vạn Thắng, Xuân Lạp nhưng nhỏ hơn Đào Thịnh.
Đây là một trong những thạp được bảo quản tốt nhất từ trước đến nay.
Là niềm tự hào về nền văn hóa Đông Sơn của tỉnh Yên Bái, Thạp đồng Hợp Minh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia đợt 2 vào ngày 30.12.2013.
Ngoài Thạp đồng Hợp Minh-Bảo vật quốc gia, Bảo tàng tỉnh Yên Bái còn trưng bày 24.946 hiện vật.
Trong đó, có trên 300 mẫu vật địa chất, khoáng sản gồm mẫu quặng sắt, grafit, chì, kẽm, thạch anh... và các loại đá quý và bán quý được phát hiện trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Yên Bái.
Bảo tàng Yên Bái đang lưu giữ nhiều hiện vật minh chứng cho thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ vô cùng gian khổ của nhân dân tỉnh Yên Bái.
Cận cảnh thạp Đào Thịnh-hiện vật cổ niên đại 2.000-2.500 năm-Bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.
Mới đây, Bảo tàng Yên Bái tiếp nhận thêm 32 hiện vật do các cá nhân trao tặng. Theo Giám đốc Bảo tàng Yên Bái Hoàng Tiến Long, lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật cho các tổ chức, cá nhân trao tặng nhằm tri ân và giới thiệu những tài liệu, hiện vật mới sưu tầm trong một năm qua.