Dân Việt

Bất ngờ trận Trân Châu Cảng: Mỹ mới là bên ra đòn trước?

Đăng Nguyễn - Express 07/12/2020 13:55 GMT+7
Trân Châu Cảng từng hứng đòn tấn công dữ dội từ hàng trăm máy bay chiến đấu Nhật Bản cách đây 79 năm và trong dịp lễ kỷ niệm năm nay, có một góc nhìn khác của lịch sử cho thấy Mỹ mới là lực lượng tung đòn tấn công trước.

img

Trận Trân Châu Cảng là thất bại ê chề của người Mỹ.

Quân đội Mỹ, các cựu chiến binh và người Mỹ trên khắp thế giới đang bước vào dịp lễ kỷ niệm 79 năm ngày trận Trân Châu Cảng diễn ra. Dịch Covid-19 lây lan mạnh ngăn các cựu chiến binh tập trung ở Honolulu, Hawaii để tham dự lễ kỷ niệm.

Hạm đội hùng hậu của Nhật Bản với 6 tàu sân bay đã tung đòn tấn công với 353 máy bay xuất kích, dội bom và ngư lôi ở Trân Châu Cảng trước thời điểm 8 giờ sáng ngày 7.12.1945.

Quân đội Mỹ hứng thiết hại đáng kể với 4 thiết giáp hạm bị đánh chìm, 4 chiếc khác bị hư hại và nhiều tàu chiến bị đánh chìm và hư hại ở mức độ khác nhau. 343 máy bay bị hư hại hoặc bị phá hủy hoàn toàn. 2.345 quân nhân thiệt mạng và 1.247 người bị thương.

Trận Châu Cảng được coi là bước ngoặt đánh dấu sự can thiệp của Mỹ trong Thế chiến 2.

Tuy nhiên, có những góc nhìn khác về trận đánh này và có những giả thuyết mới được đưa ra. Các chuyên gia và giáo sư lịch sử Mỹ cho rằng, Husband E. Kimmel, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, là nguyên nhân chính khiến Mỹ thiệt hại nặng nề ở Trân Châu Cảng.

Steve Twomey, tác giả của cuốn sách “Đếm ngược tới Trân Châu Cảng”, nói: “Kimmel khi đó có kế hoạch chơi golf với trung tướng với Walter Short. Ông ấy nhận được cuộc điện thoại, nói rằng các máy bay Nhật đang tấn công Trân Châu Cảng”.

“Ông ấy liền mặc quân phục, chỉ cài cúc một phần, bước ra bãi cỏ ở khu nhà và nhìn thấy lịch sử đang diễn ra trước mắt”, Twomey nói.

img

Quân đội Mỹ hứng thiệt hại nặng nề ở Trân Châu Cảng.

Vài giờ trước khi Nhật Bản tấn công, Kimmel đã nhận được bức điện khẩn về việc một tàu ngầm Nhật bị tàu hải quân Mỹ đánh chìm ở bên ngoài Trân Châu Cảng.

Bất chấp diễn biến này, Kimmel vẫn không ra lệnh tăng cường phòng thủ ở Trân Châu Cảng, binh sĩ trong tình trạng chiến đấu.

Will Lehner, thủy thủ trên tàu USS Ward, sau này là người khẳng định ông nhìn thấy tàu ngầm do thám Nhật ở gần Trân Châu Cảng. “Tôi và các đồng đội đã tấn công, đánh chìm một tàu ngầm Nhật.

Lehner nói thời điểm đó cách 1 giờ 30 phút so với khi các máy bay Nhật bắt đầu tấn công.

Geoffrey Wawro, giáo sư lịch sử tại Đại học North Texas, nói: “Có thể nói Mỹ mới là bên nổ súng trước ở Mặt trận Thái Bình Dương. Chúng ta đã đánh chìm tàu ngầm Nhật trước, rồi lại lơ là cảnh giác để bị tấn công”.

Laura Lawfer Orr, tác giả cuốn sách “Đừng bao giờ gọi tôi là anh hùng”, nói: “Kimmel đã nhận được vô số cảnh báo, trước cả khi tàu USS Ward tấn công tàu ngầm Nhật. Ông ta đã quá chủ quan”.

Với những sai lầm liên tiếp, Kimmel bị tước quyền chỉ huy hạm đội, giáng cấp từ đô đốc 4 sao xuống còn chuẩn đô đốc 2 sao.

Sau này, Kimmel luôn tỏ ra ân hận. Ông từng nói: “Nếu những trái bom hôm đó giết chết tôi, như vậy sẽ còn tốt hơn bây giờ”.

Chiến lược tấn công Trân Châu Cảng của Nhật khi đó đã không thành công khi không thể ngăn Mỹ nhảy vào Thế chiến 2. Nhật Bản là quốc gia cuối cùng trong phe phát xít đầu hàng quân Đồng minh, sau khi trúng hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima and Nagasaki.