Cho Jae-weon, giáo sư kỹ thuật đô thị và môi trường tại Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (UNIST), đã thiết kế một nhà vệ sinh thân thiện với môi trường kết nối với một phòng thí nghiệm sử dụng phân để sản xuất khí sinh học.
Cho Jae-weon đứng cạnh bể chứa chất thải của con người tại một phòng thí nghiệm ở Ulsan, Hàn Quốc.
Nhà vệ sinh BeeVi - một từ ghép của từ ong (Bee) và tầm nhìn (Vision) - sử dụng một máy bơm chân không để đưa phân vào một bể chứa dưới lòng đất và giảm việc sử dụng nước. Ở đó, các vi sinh vật phân hủy chất thải thành mêtan, trở thành nguồn năng lượng cho tòa nhà, cung cấp năng lượng cho bếp gas, nồi hơi nước nóng và pin nhiên liệu oxit rắn.
“Nếu chúng ta nghĩ rằng phân có giá trị quý giá để tạo ra năng lượng, tôi đã đưa giá trị này vào tuần hoàn sinh thái”, giáo sư Cho nói. Theo ông, một người trung bình đào thải khoảng 500g chất thải mỗi ngày, từ đó có thể chuyển hóa thành 50 lít khí methane. Khi này có thể tạo ra 0,5 kWh điện để hoặc dùng để vận hành 1,2 km cho một chiếc xe điện.
Ông Cho đã phát minh ra một loại tiền ảo gọi là Ggool, có nghĩa là mật ong trong tiếng Hàn. Mỗi người sử dụng nhà vệ sinh thân thiện với môi trường sẽ kiếm được 10 Ggool một ngày. Sinh viên có thể sử dụng tiền ảo này để mua hàng hóa trong khuôn viên trường, từ cà phê mới pha đến mì ly ăn liền, trái cây và sách. Sinh viên có thể chọn sản phẩm mình muốn tại cửa hàng và quét mã QR để thanh toán bằng Ggool.
Một người xem xét các mặt hàng tại một chợ tiền ảo Ggool ở Ulsan, Hàn Quốc.
“Tôi đã từng nghĩ rằng phân là bẩn, nhưng bây giờ nó là một kho báu có giá trị lớn đối với tôi. Tôi thậm chí còn nói về phân trong giờ ăn để nghĩ về việc mua bất kỳ cuốn sách nào tôi muốn”, sinh viên sau đại học Heo Hui-jin sử dụng Ggool cho biết.