Tàu con thoi Challenger được phóng vào vũ trụ.
Theo Daily Mail, ngày 28.1.2918, tàu con thoi Challenger rời bệ phóng ở mũi Caneveral, Florida, cùng 7 thành viên phi hành đoàn.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) không thể ngờ rằng đây là lần thứ 10 và cũng là lần cuối cùng tàu con thoi 3 năm tuổi cất cánh vào vũ trụ.
Tai nạn thảm khốc xảy ra chỉ 73 giây sau khi phóng, do một trong các tên lửa đẩy phụ của tàu gặp sự cố khiến khí nóng áp suất cao thoát ra ngoài.
Thảm kịch xảy ra chỉ 73 giây sau khi phóng.
Dòng khí này thổi thẳng vào thùng nhiên liệu chính, gây ra hiện tượng ăn mòn vỏ bình. Sau khi xuyên thủng lớp vỏ kim loại, nó làm nóng hỗn hợp hydro và oxy lỏng trong bình và gây ra vụ nổ.
Trong cuốn sách mới xuất bản, tác giả Kevin Cook nói “phi hành đoàn hoàn toàn tỉnh táo, biết được chuyện gì xảy ra sau khi tàu con thoi Challenger phát nổ”.
Theo tác giả Kevin Cook, khoang cabin chở 7 thành viên phi hành đoàn được bảo vệ bằng vật liệu chịu nhiệt, không bị thiêu rụi do tác động của vụ nổ.
Thay vào đó, vụ nổ thổi bay khoang cabin vào không trung, với lực gia tốc hướng tâm (G-force) lên tới 20G, cao hơn nhiều mức 3G mà các phi hành gia được huấn luyện.
Cuốn sách nhắc lại những kết quả điều tra về sự cố tồi tệ nhất lịch sử NASA. Một cuộc điều tra sau đó cho thấy không có dấu hiệu của việc giảm áp suất đột ngột trong khoang cabin.
Toàn bộ 7 hành gia thiệt mạng.
Kiểm tra các mảnh vỡ, các nhà điều tra phát hiện 3 trong số các nguồn cung cấp không khí khẩn cấp cho phi hành gia đã được bật, cho thấy một số phi hành gia đã sống sót sau vụ nổ ban đầu.
Nguyên nhân trực tiếp khiến các phi hành gia tử vong là do rơi thẳng xuống Đại Tây Dương ở độ cao 19km, với vận tốc 320 km/giờ. Hành trình cuối cùng của các phi hành gia kéo dài trong 2 phút.
Cuốn sách của tác giả Kevin Cook tập trung vào cuộc đời của nữ phi hành gia Christa McAuliffe, 37 tuổi. McAuliffe là một giáo viên, nhưng đã chiến thắng trong một cuộc thi của NASA với 11.000 ứng viên khác để có một suất trên tàu Challenger.