Dân Việt

Nữ thần đồng TQ từng đỗ Đại học năm 14 tuổi và cái kết buồn

Phan Hằng - Zhihu 29/04/2022 15:55 GMT+7
Mặc dù cô được ví như thần đông, xuất thân trong gia đình danh giá nhưng cuộc đời sau khi kết hôn lại vô vàn trắc trở.

Nữ thần đồng xuất thân gia đình khoa bảng, tài sắc vẹn toàn

Zhao Luorui xuất thân trong một gia đình khoa bảng ở Trung Quốc. Cha cô là một trong những sinh viên đầu tiên ở Trung Quốc đi nước ngoài du học. Sau khi du học Mỹ xong, ông trở về giảng dạy tại Đại học Soochow, sau đó trở thành trưởng khoa tại Đại học Yanda. Đặc biệt, ông cực kỳ chú trọng trong việc giáo dục con cái.

Năm 7 tuổi, Zhao Luorui được cha dạy tiếng Anh và đàn piano. Dưới sự dạy dỗ của người cha, cô nhanh chóng thông thạo tiếng Trung lẫn tiếng Anh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp dịch thuật sau này của cô.

img

Đáp lại công sức dạy dỗ của cha, ngay từ nhỏ cô đã bộc lộ tài năng và trí thông minh vượt trội của mình. Cha cô không muốn con gái học “nhảy cóc” quá nhanh nhưng điều đó không ngăn cản được tài năng của cô. Năm 14 tuổi, cô được tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa với số điểm cao ngất ngưởng. Các giáo sư trong trường đại học coi Zhao Luorui như báu vật.

Ở Thanh Hoa, tài năng của cô càng tỏa sáng một cách rực rỡ. Cô không chỉ giỏi giang mà còn có ngoại hình rất thu hút. Có rất nhiều người theo đuổi cô, dù bị từ chối nhưng họ hy vọng có thể trở thành bạn bè.

Bất chấp gia đình phản đối, cô đem lòng yêu chàng trai nghèo

Chen Mengjia là xuất thân trong một gia đình nghèo khó, nhờ vào sự nỗ lực của bản thân đã đậu vào khoa luật trường Đại học Tôn Trung Sơn. Thông qua những vần thơ tình của Chen Mengjia, Zhao Luorui bắt đầu để ý tới anh, không lâu sau đó 2 người chính thức hẹn hò với nhau.

img

Sau 3 năm yêu nhau, lúc đó Zhao Luorui đã 23 tuổi nhưng Chen Mengjia chưa bao giờ đề cập tới chuyện kết hôn. Kinh tế là nguyên nhân chính ngăn cản mối nhân duyên này.

Cha cô đặt rất nhiều niềm hy vọng vào con gái mình, ông không muốn con mình bị khổ nên có nhắn nhủ sẽ hỗ trợ nếu việc nghiên cứu của Chen Mengjia gặp khó khăn.

Không lâu sau đó, bất chấp sự phản đối của gia đình và sự không môn đăng hộ đối, cô và Chen Mengjia tổ chức một đám cưới giản dị tại văn phòng của trường Đại học Thanh Hoa. 

Một cô gái tài năng biến thành một phụ nữ nội trợ

Không ai ngờ sau khi gặp được tình yêu đích thực, Zhao Luorui từ một cô gái tài sắc vẹn toàn trở thành một bà nội trợ đảm đang. Rốt cuộc sự hy sinh này bắt nguồn từ đâu?

img

Khi đến Côn Minh, có một quy tắc tại Đại học Liên kết Tây Nam yêu cầu vợ chồng không được làm việc trong cùng 1 trường. Vì vậy, Zhao Luorui đã quyết định từ bỏ cơ hội giảng dạy tại đây vì chồng. Cô bắt đầu thay đổi, từ một người chưa bao giờ lo nghĩ tới việc kiếm tiền nay trở thành một người vợ đảm, suốt ngày vây quanh gà vịt. Cô chưa từng nấu nướng nhưng vì chồng nên đã dốc lòng học nấu ăn.

Tình yêu với tri thức vẫn không ngừng chảy trong của cô. Sau đó, cô và chồng đến Đại học Chicago, nơi cô quyết định học lấy bằng tiến sĩ.

Chen Mengjia là một người đàn ông rất hiền lành, dù ở Thanh Hoa hay Mỹ, anh đều yêu chiều vợ mình. Thậm chí, học phí cho vợ học tiến sĩ ở Chicago là tiền học bổng của Chen Mengjia.

Trong khi cô vẫn đang học bên Mỹ thì Chen Mengjia quyết định trở về Trung Quốc sớm. Anh mang theo đúng 10 tệ, số tiền còn lại để vợ làm sinh hoạt phí. Anh từng nói: “Hy vọng cô ấy có thể hưởng mọi điều kiện tốt nhất”.

Yêu nước, từ bỏ mọi thứ để trở về quê hương

Khi chiến tranh xảy ra vào năm 1948, Zhao Luorui từ bỏ việc học tiến sĩ để trở về quê hương. Cô hy vọng rằng, mình có thể mang hết những gì học được trong những năm qua cống hiến cho nước nhà. Nhiều học giả trẻ đã trở về Trung Quốc dưới sự khuyến khích của cô.

img

Thế nhưng, thực tế quá phũ phàng, trường đại học cũ bị giải thể. Lúc đó, Chen Mengjia còn bị buộc tội biển thủ các di tích văn hóa của Đại học Thanh Hoa. Anh bị kiểm điểm nhiều lần và buộc phải chuyển tới nơi khác sinh sống.

Áp lực cuộc sống khiến Zhao Luorui trở nên tiều tụy, suy nhược thần kinh, bị đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị. Biết tin vợ bị như vậy, Chen Mengjia rất bất lực khi không thể làm gì được lúc đó.

Khoảng cách giữa cô và chồng ngày càng rộng hơn. Vì lo cho sức khỏe của cô, ngày nào anh cũng viết thư cho vợ, dùng tiền bản thảo để mua căn nhà, vẽ nên một tương lai tươi sáng cho hai người.

Khi không nhận được tin tức về vợ trong thời gian dài, anh không còn hy vọng về tương lai nên đã chọn cách tự tử.

Những năm cuối đời như ngọn đèn leo lắt trước gió

10 năm sau cái chết của chồng, tức vào năm 1976, một cuộc sống mới tươi sáng mở ra cho Zhao Luorui. Thế nhưng, vào lúc này khi nhìn quanh mình, cô lại thấy xung quanh không còn ai nữa. Cơ thể đã già, cha mẹ mất từ lâu, chồng mất, không con cái, bạn bè đều ở xa.

img

Cô vẫn sống trong căn nhà với khoảng sân nhỏ mà chồng đã mua trước khi chết. Trong những năm cuối đời, cô đã cống hiến phần đời còn lại của mình cho sự nghiệp văn hóa đang nổi lên của đất nước.

Đại học Chicago đã trao cho Zhao Luorui giải thưởng Thành tựu Trọn đời. Vào ngày 1/1/1988, Zhao Luorui qua đời, hưởng thọ 86 tuổi.