Cây gỗ quý khủng dưới lòng suối, đào 3 ngày mới đưa được lên bờ
Cây gỗ quý do người dân phát hiện vẫn nằm bên bờ suối hàng chục hôm nay dưới sự canh gác chặt chẽ của lực lượng chức năng.
Vào khoảng 21h ngày 21/7, anh Nguyễn Đức Chung (SN 1984, ở thôn 9) và anh Trần Đức Hạnh (SN 1977, ở thôn 8) cùng trú xã Sơn Hồng, đi bắt ốc trên khúc suối thuộc địa bàn thôn 1 cùng xã. Trong lúc mò ốc, hai người vấp phải một cành cây lớn. Nghi là nhánh của một thân cây cổ thụ nên lặn xuống xem thì phát hiện một cây gỗ dài nằm sâu phía dưới lòng suối.
Sau khi phát hiện, hai anh đã thuê một nhóm thợ cùng máy đào đến hiện trường. Ròng rã suốt 3 ngày liên tục đào bới ở độ sâu khoảng hơn 3m, nhóm thợ đã kéo lên được một cây gỗ dài khoảng 15m, đường kính 60cm, toàn thân có màu nâu đen lên bờ.
Phát hiện sự việc, lực lượng kiểm lâm Hương Sơn cùng chính quyền địa phương đã lập biên bản, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để báo cáo các cấp có thẩm quyền tìm phương án xử lý.
Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết, cây gỗ này do người dân trục vớt được, theo quy định thì vẫn là tài sản của toàn dân, giống như một dạng tài nguyên. Đã là sở hữu toàn dân thì trách nhiệm thuộc Sở Tài chính chủ trì xử lý. Nói về hướng giải quyết, ông Huấn chia sẻ: “Sẽ tịch thu số gỗ nói trên rồi trả tiền công cho người dân phát hiện được, sau đó nhà nước bán đấu giá hay sử dụng như thế nào thì còn tùy”.
Bão số 3 bất ngờ đổi hướng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau hơn 1 ngày chủ yếu di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc thì trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 – WIPHA di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc.
Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 3. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Hồi 13 giờ chiều nay (1/8), bão số 3 đang cách đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 340km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 170km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và đi vào khu vực phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão sẽ đổi hướng di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10km.
Đến 13 giờ ngày 2/8, tâm bão số 3 sẽ ở ngay phía đông huyện Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12.Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10km. Đến khoảng chiều đến tối mai (2/8), bão số 3 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh đến Thái Bình với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10-11, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Một năm khai quật tàu cổ Dung Quất thu lại toàn mảnh vỡ
Vị trí phát hiện tàu cổ tại Dung Quất (Quảng Ngãi). Ảnh: T.Trực
Ngày 1/8, theo báo cáo Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi, sau gần 1 năm khai quật, kết quả thu được trong đợt khai quật không như mong đợi. Hiện vật thu được hầu như không còn nguyên vẹn. Xác tàu cổ vỡ mảnh, không thể phục dựng như dự định ban đầu.
"Quá trình khai quật thu được 10.000 tiêu bản gốm sứ Trung Quốc. Số gốm sứ này được sản xuất trong giai đoạn từ thế kỷ XV-XVI. Nếu các hiện vật nguyên vẹn thì đây là con tàu cổ vô cùng giá trị. Tuy nhiên, kết quả thu được rất ít hiện vật nguyên vẹn, hầu như chỉ thu được mảnh vỡ. Quá trình trục vớt xác định xác tàu nằm trong gầm cầu cảng đang thi công, rất khó nghiên cứu và trục vớt. Do đó, chỉ thu được một số mảnh gỗ, thanh đà, đinh sắt", báo cáo nêu.
Sau khi có báo cáo kết quả khai quật của Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có văn bản gửi Bộ VH-TT&DL kiến nghị dừng việc khai quật.
Trước đó, tháng 8/2017, trong quá trình thi công cảng Hào Hưng (Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi), đơn vị thi công phát hiện con tàu đắm chứa nhiều cổ vật. Sau đó, Bộ VH-TT&DL quyết định cho phép Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi khai quật với kinh phí 48,4 tỉ đồng. Đây là con tàu cổ đầu tiên được khai quật mà không có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài và các công ty tư nhân.
Một chủ tịch xã ở Hà Nội đệ đơn từ chức
Ông Dương Văn Nhuận (54 tuổi), Chủ tịch UBND xã Minh Trí. Ảnh: Q.P
Ông Dương Văn Nhuận (54 tuổi), Chủ tịch UBND xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội cho biết, ngày 16/7, ông đã gửi đơn xin nghỉ việc, thôi giữ chức vụ chủ tịch xã lên huyện Sóc Sơn và huyện đã nhất trí đồng ý.
Dự kiến ngày 2/8, UBND xã Minh Trí sẽ họp Hội đồng Nhân dân để biểu quyết và chính thức thông qua việc cho ông thôi giữ chức vụ chủ tịch xã. Như vậy, ông Nhuận nghỉ trước thời hạn 1 năm (nhiệm kỳ 2015-2020)
Theo ông Nhuận, trước khi lên làm chủ tịch xã, ông đã làm Bí thư xã Minh Trí 1 nhiệm kỳ. sau khi thôi chức chủ tịch xã, ông sẽ chuyển sang làm Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã Minh Trí. Người lên thay ông là Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã Minh Trí đang đương nhiệm ông Tạ Quốc Tịch.
Trước đó, ngày 21/3, Thanh tra TP Hà Nội đã thông báo Kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn. Theo kết quả thanh tra, sau khi có quy hoạch rừng 2008, các cơ quan quản lý liên quan đã buông lỏng quản lý dẫn tới các trường hợp vi phạm đất đai, mua bán chuyển nhượng, vi phạm trật tự xây dựng tiếp tục diễn ra tại các xã có rừng.
Điển hình trong đó, là các xã Minh Phú, Minh Trí được coi là điểm “nóng” về vi phạm buông lỏng quản lý đất đai.
Tài xế bị điện giật treo lơ lửng trên không vì cố “giải cứu“ xe tải; Bão số 3 tiếp tục mạnh thêm, diễn biến phức...