-
Tiếp tục thông tin về tình trạng, không ít chủ nhà trọ đang bắt sinh viên phải trả tiền cho số điện sinh hoạt hàng tháng tăng cao bất thường. Nhiều bạn đã phải nhịn ăn, bớt mặc mới có đủ tiền bù vào số kWh chênh vô lý kia trả cho chủ nhà.
-
Nhiều sinh viên thuê trọ hàng tháng phải "oằn mình" gánh hàng trăm số điện. Đồng nghĩa với việc phải trả cả triệu tiền điện/tháng. Trong khi, số điện tăng thêm đó sinh viên không sử dùng, những vẫn phải trả. Càng bức xúc hơn khi thắc mắc hỏi thì chủ nhà trọ lại đổ lỗi cho người thuê.
-
Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành gồm BQL Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, Đội quản lý quy tắc và trật tự đô thị của UBND thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã làm việc với Công ty HAPPY STAR. Kết quả phát hiện hàng loạt sai phạm liên quan đến việc xả thải bên trong công ty này đã tồn tại lâu nay.
-
Người dân xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình nhiều lần phản ánh về tình trạng, nhà máy chế biến lâm sản của Công ty CP Sơn Thủy ngang nhiên xả thải ra môi trường. Tình trạng này đã diễn ra suốt thời gian dài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất, đảo lộn cuộc sống người dân.
-
Nước thải có màu lạ, mùi lạ, đó là những gì người dân phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang phải hứng chịu. Tình trạng nước thải ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của hàng trăm hộ dân sống gần khu công nghiệp.
-
Từ 11/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân, với mức mới là 2.103 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Mức điều chỉnh này tương đương tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
-
Nhà vệ sinh có, nhưng nhiều người không dám sử dụng, vì xuống cấp trầm trọng, bẩn thiểu. Đó là tình trạng chung nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội. Thực trạng này vừa gây mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Thế nhưng, bài toán nâng cao chất lượng nhà vệ sinh công cộng, Hà Nội vẫn chưa có lời giải.
-
Chỉ trong một đêm, 300 gốc đào, trị giá hàng tỉ đồng của các hộ dân tại thôn Phù Trì, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội bị kẻ gian phá hoại. Hậu quả nặng nề từ cơn bão Yagi chưa khắc phục xong lại gánh chịu thêm thiệt hại do con người gây ra. Vụ việc khiến người trồng đào lo lắng vì có thể là nạn nhân.
-
Gần 4.000 tỷ đồng là con số thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra cho lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, riêng với diện tích rau màu đã mất trắng hơn 51.000 ha.
-
Nhiều người dân phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam như đang ngồi trên đống lửa. Hơn 23 ha đất trồng sen đầu tư hàng chục tỉ đồng bị thu hồi, có nguy cơ không được bồi thường. Nguyên nhân vì không sử dụng đất không đúng mục đích.
-
Tiếp tục thông tin về việc, hàng nghìn người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đang phải sống trong cảnh ô nhiễm từ trang trại lợn xả thải gây ra.
-
Báo Dân Việt mới đây đã nhận được phản ánh của người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình về tình trạng, một trại lợn trên địa bàn liên tục xả thải ra môi trường...
-
Cơn bão số 3 (Yagi) vừa đi qua, tỉnh Thanh Hóa lại tiếp tục phải hứng chịu ảnh hưởng của cơn bão số 4. Mưa lũ từ thượng nguồn đổ về khiến sông Mã, sông Bưởi, sông Lèn... nước dâng lên nhanh và cao. Hậu quả, ngập lụt sâu kèm theo sạt lở xảy ra nhiều nơi đã gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản.
-
Thời gian qua, do mưa lớn kéo dài dẫn đến tuyến đê hữu sông Chu, đoạn qua xã Thọ Lập huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá bị sạt lở nghiêm trọng một đoạn dài, đe dọa đến tính mạng của người dân. Sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã khẩn trương tập trung xử lý, khắc phục kịp thời đoạn mái đê bị sạt lở.
-
Sau một trận bão, hàng chục hộ dân xóm chài Văn Đức trên sông Hồng gần như mất trắng. Những lồng cá giá trị hàng trăm triệu đồng là nguồn thu nhập chính nuôi sống cả làng chài đã bị nước lũ cuốn trôi. Cuộc sống dân chài, tương lai của lũ trẻ nơi đây vẫn mù mịt khi giấc mơ an cư lạc nghiệp vẫn còn dang dở.
-
Gần đây, người dân sống gần Cụm Công nghiệp Phú Minh tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội phải chịu đựng cảnh, nước thải có màu lạ bất thường từ cống ngầm tràn ra ngập sâu đường đã khiến nhiều người rất lo lắng.
-
Rốn lũ huyện Thanh Liêm, Hà Nam vẫn còn nhiều xã đang bị nước lũ chia cắt. Hàng trăm gia đình rơi vào cảnh cô lập, không điện, không nước, không thể đi lại. Thế nhưng, trong lúc khó khăn mới thấy hết ý nghĩa tình làng nghĩa xóm. Người góp chút đồ ăn, người thì chai nước, viên thuốc cùng chung tay giúp nhau vượt qua bão lũ.