Lặng người trước hình ảnh người mẹ ôm chặt con dưới lớp bùn đất
Sau nhiều giờ đồng hồ tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tiếp cận được vị trí ngôi nhà bị nước lũ, đất đá chôn vùi của anh Trần Văn Hiệu (xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Lắk).
Lộ ra dưới lớp bùn đất, bị cây cối vùi lấp là chân của mẹ và con gái 3 tuổi. Lớp đất được cào ra là hình ảnh thi thể người mẹ ôm chặt con, hình ảnh ám ảnh này khiến những người cứu hộ có mặt tại đây lặng người, đau xót... Lực lượng chức năng nhanh chóng bé thi thể cháu bé lên băng ca, tiếp đó là thi thể vợ chồng anh Hiệu.
"Cây cầu tình người" đưa thi thể ba nạn nhân ra khỏi hiện trường vụ sạt lở
Vị trí hiện trường ở dưới quả đồi, kèm theo mưa lớn nên công tác gặp khó khăn. Tuy nhiên, sau tiếng hô chỉ đạo của ông Lê Văn Thị, Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp, lực lượng cứu hộ cứu nạn cùng người dân hò nhau đứng san sát nhau, đưa tay làm “cầu” để chuyền thi thể vợ chồng anh Hiệu vượt qua sình lầy, ra khỏi hiện trường.
Trước đó, trận mưa lớn đêm 7/8 đã gây ra vụ sạt lở đất vùi lấp một ngôi nhà tại thôn 14 (xã Đắk Sin).
Thời điểm ngôi nhà bị vùi lấp có 3 người ở bên trong. Danh tính ba nạn nhân được xác định gồm: anh Trần Văn Hiệu (SN 1991) chị Đỗ Thị Yến (SN 1994) cùng con gái Trần Thị Diệu (SN 2017).
Hồ thuỷ điện Đắk Kar trước nguy cơ vỡ đập
Sáng 9/8, ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện lực lượng chức năng 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Nông đang khẩn cấp di dời hàng ngàn người dân ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu thủy điện Đắk Kar vỡ đập.
Cùng ngày, ông Lê Mai Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'lấp cho biết, đến thời điểm hiện tại, mực nước tại hồ thủy điện Đắk Kar đã hạ xuống 2,5m so với ngày hôm qua (8/8) và đạt ngưỡng an toàn.
Nước trong hồ thuỷ điện Đắk Kar đang được gấp rút xả lũ
Tuy nhiên, do sự cố van xả đáy vẫn chưa thể khắc phục, nên việc xả nước vẫn phải thực hiện bằng cách xả qua đường ống áp lực. Nếu trong những ngày tới, trời vẫn tiếp tục mưa lớn thì có thể mức độ nguy hiểm lại tăng lên.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Bốn, cho biết thủy điện Đắk Sin 1 (huyện Đắk R'lấp) đang gặp sự cố, phải xả lũ khẩn cấp. Theo báo cáo, nguyên nhân là do mưa lớn, lượng nước về nhiều gây vỡ đường ống áp lực làm hư hỏng tuyến năng lượng. Nhà máy phải ngừng phát điện và phải xả lũ khẩn cấp để bảo đảm an toàn đập.
Điều đáng lo ngại là thủy điện Đắk Sin 1 nằm ở thượng lưu thủy điện Đắk Kar.
Hiện lực lượng chức năng đang phải lên phương án nổ mìn để xả lũ thủy điện Đắk Kar. Khi thủy điện Đắk Sin 1 xả lũ, nước sẽ đổ về hồ thủy điện Đắk Kar, gia tặng áp lực cho hồ thủy điện này, đẩy nguy cơ vỡ đập thủy điện càng cao.
Thêm trường hợp mắc bệnh “người cây” ở Việt Nam
Vừa qua, thông tin anh Nguyễn Văn Sơn (48 tuổi, ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) được phát hiện mắc bệnh "người cây" từ gần 40 năm trước đã gây xôn xao dư luận.
Anh Sơn mang theo căn bệnh người cây 40 năm nay
Theo đó, bà Nguyễn Thị Dệt, mẹ anh Sơn cho biết, từ khi sinh ra anh đã yếu và ở trên lòng bàn chân xuất hiện mắt cá chân. Mắt cá chân trái lan sang chân phải. Ngày còn bé, anh Sơn đã phải đi chữa mắt cá. Đến năm 10 tuổi, vùng mắt cá ở lòng bàn chân bắt đầu xuất hiện những mụn cóc và dần xù xì ra, lúc đầu mềm sau đó cứng đơ lại.
Các mụn cóc chai sần, nứt nẻ khiến bàn tay và bàn chân của anh Sơn biến dạng, anh không thể tự mình đi lại hay ăn uống. Anh không thể đi lại được vì đau. Mỗi lần đặt thử chân xuống đất là đau nhói đến thấu xương. Anh đi lại bằng đầu gối. Ngày mưa, ngày nắng, chạy bão cũng đi bằng đầu gối.
TS Lê Anh Tuấn – bác sĩ da liễu tại Hà Nội cho biết, theo y văn trên thế giới chỉ có 501 bệnh nhân và thêm trường hợp của anh Nguyễn Văn Sơn ở Việt Nam nâng số này lên 502 bệnh nhân trên toàn thế giới.
Trong khi đó, theo bác sĩ Đỗ Thị Thu Hiền (Bệnh viện Da liễu Trung ương), trước anh Sơn, năm 2006, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu từng điều trị và có báo cáo về một ca bệnh "người cây" tương tự. Đó là một nam thanh niên ngoài 20 tuổi, đến bệnh viện khám với những mụn cóc chi chít ở lòng bàn tay, bàn chân.
Choáng với ảnh vệ tinh với 2 mắt bão khổng lồ ngoài Thái Bình DươngTheo các cơ quan khí tượng trên thế giới, hiện nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương đang tồn tại song song 2 cơn bão rất mạnh, đó là bão Lekima (đặt theo tên Việt Nam) và bão Krosa.
Siêu bão Lekima với sức gió 234km/h (mạnh cấp 4/5 trên thang bão Saffir-Simpson) được đánh giá là cơn bão mạnh nhất ảnh hưởng đến Đài Loan trong năm 2019. Còn bão Krosa dù mới hình thành nhưng cũng đã mạnh lên thành bão cấp 3 (trên thang bão Saffir-Simpson với sức gió từ 178–209 km/h).
Hình ảnh vệ tinh siêu bão Lekima (trái) và bão Krosa (phải). Nguồn Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA)
Nhìn từ ảnh mây vệ tinh, 2 cơn bão này có mắt rất rộng, vùng ảnh hưởng cũng là cực kỳ lớn.
Đặc biệt, siêu bão Lekima khi đi qua vùng biển Đài Loan còn hút và “nuốt chửng” một áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông để tăng sức mạnh.
Các chuyên gia khí tượng của Dịch vụ Thời tiết Quốc gia AccuWeather (Mỹ) nhận định, siêu bão Lekima có thể càn quét các khu vực ở Đài Loan (Trung Quốc) đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản).
Để đảm bảo an toàn trước siêu bão Lekima, nhiều hãng bay ở Việt Nam đã điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay đến, đi từ sân bay Đào Viên (Đài Bắc) từ ngày 8-10/8/2019.
Nhìn trên ảnh mây vệ tinh, 2 cơn bão rất mạnh có tên Lekima và Krosa đang hoạt động ngoài khơi Thái Bình Dương khiến người...