Các nhà khoa học vừa công bố hoá thạch một loài chim cánh cụt khổng lồ có kích thước gần bằng một người trưởng thành từng sinh sống ở các đảo phía nam của New Zealand.
Theo thông tin từ các nhà khoa học, loài chim đã tuyệt chủng này cao đến 1,6m và nặng khoảng 80kg. Nó cao hơn nhiều loài chim cánh cụt lớn nhất hiện nay là chim cánh cụt Hoàng đế tận 40cm.
Loài chim cánh cụt khổng lồ có kích thước tương đương người trưởng thành
Loài chim cánh cụt mới được tìm thấy này được đặt tên là Crossvallia Waiparensis, sinh sống ở bờ biển New Zealand trong kỷ nguyên Paleocene, khoảng 56-66 triệu năm về trước.
Thời kỳ này cũng là thời điểm của nhiều loài thú có túi khổng lồ sinh sống nơi đây như chuột túi khổng lồ, sư tử có túi, rắn, thằn lằn và chim khổng lồ.
Loài chim cánh cụt này tồn tại chỉ trong khoảng vài nghìn năm trước khi tuyệt chủng. Trong khi nhiều loài chim khổng lồ khác tồn tại cả triệu năm.
Theo các nhà khoa học, một số lý do được đưa ra để giải thích cho sự tuyệt chủng loài chim cánh cụt này nhưng khả quan nhất là sự thay đổi các yếu tố về môi trường và sinh thái ở giai đoạn cuối kỷ băng hà.
Hoá thạch còn lại của loài chim này khá hoàn hảo
Hoá thạch của loài chim cánh cụt này được một thợ săn hoá thạch nghiệp dư tìm thấy vào năm ngoái tại Waipara Greensand ở New Zealand.
Trong thông tin được đăng trên tạp chí Palaeontology, loài này được công nhận là một loài hoàn toàn mới.
Việc tìm thấy loài chim này có thể cho thấy mối liên hệ chặt chẽ của các đảo này với Nam Cực trong quá khứ. Khi đó, mọi thứ rất khác bây giờ, Nam Cực có đầy các khu rừng và khí hậu ấm áp hơn nhiều.
Trước đây, các nhà khoa học từng đưa ra giả thiết rằng loài chim cánh cụt khổng lồ tuyệt chủng vì sự xuất hiện của các loài săn mồi ở biến khác như hải cẩu hay cá voi có răng.
New Zealand nổi tiếng với các loài chim khổng lồ đã tuyệt chủng như chim Moa, đại bàng Haast…