Dầu diesel không cao hơn 16.504 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 15.396 đồng/lít; Dầu mazut không cao hơn 14.072 đồng/kg.
Được biết, nguyên nhân của đợt giảm giá xăng dầu trong nước lần này là do giá xăng dầu thành phẩm thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành có biến động tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung là giảm so với kỳ trước. Cụ thể: 66,966 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 3,063 USD/thùng, tương đương -4,37%); 70,197 USD/thùng xăng RON95 (giảm 2,702 USD/thùng, tương đương -3,71%).
Lần thứ 2 liên tiếp giá xăng dầu trong nước giảm.
Đây là lần thứ hai liên tiếp ghi nhận xăng dầu trong nước giảm giá, trước đó, chiều 1/8, xăng E5RON92 giảm 377 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 316 đồng/lít; Dầu diesel tăng 26 đồng/lít; dầu hỏa tăng 7 đồng/lít; dầu mazut giảm 53 đồng/kg.
Liên Bộ cũng giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít và trích lập Quỹ đối với các mặt hàng RON95 và các loại dầu ở mức 500 đồng/lít.
Mới đây, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị xem xét bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, các doanh nghiệp vận tải ủng hộ, trong khi một số ý kiến cho rằng nên giữ quỹ với nhiều lý do. Nhiều đơn vị cho rằng việc quỹ bình ổn xăng dầu thực chất chỉ thu tiền của người mua xăng để "bình ổn" cho người mua xăng, trong khi giá xăng dầu đã "gánh" rất nhiều loại thuế phí khác.
Ngoài ra, việc trích lập và chi quỹ là động thái can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong khi Nhà nước vẫn đang kiểm soát và điều hành giá xăng dầu, không thể bỏ quỹ này.