Dân Việt

Phát hiện sốc về hàng trăm bộ xương người bí ẩn dưới đáy hồ

Văn Giang 22/08/2019 20:15 GMT+7
Hàng trăm bộ xương được phát hiện ở dưới đáy hồ Roopkund, nhưng hàng chục năm qua không ai có thể lý giải chính xác chuyện gì đã xảy ra.

img

Hàng trăm bộ xương người được phát hiện dưới đáy hồ Roopkund.

Hồ Roopkund nằm ở bắc Ấn Độ, kể từ năm 1942, khi một hướng dẫn viên người Anh lần đầu được biết đến đã ngã xuống hồ, thì các chuyên gia đã tìm đủ cách để tìm hiểu làm thế nào hàng trăm bộ xương người lại xuất hiện trong hồ băng nhỏ và nông nước này. Quả thực, hồ Roopkund nằm trong một thung lũng cao hơn 16.000 feet so với mực nước biển.

Trong những năm qua, nhiều giả thuyết đã xuất hiện để giải thích những bộ xương có thể thuộc về ai, cũng như khi nào và làm thế nào họ tìm đường đến hồ Roopkund.

Ban đầu, mọi người nghĩ rằng họ có thể là hài cốt của những người lính Nhật Bản đã chết khi băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn trong Thế chiến II, nhưng xương đã quá cũ cho điều đó. Những giả thiết khác nêu rằng đó là một thảm họa tự nhiên, một bệnh dịch hoặc một nghi lễ tự tử hàng loạt. Theo một lý thuyết hàng đầu, một cơn mưa đá bất ngờ và nghiêm trọng đã tấn công một nhóm người hành hương khi họ đang di chuyển trên hồ khiến họ bị chìm xuống hồ.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã liên kết 38 bộ xương từ hồ với ba nhóm cá thể khác nhau, bao gồm 23 người đàn ông và phụ nữ gốc Nam Á, 14 người có gen liên quan đến khu vực phía đông Địa Trung Hải và một cá nhân có DNA liên quan đến Đông Nam Á. Nghiên cứu cho kết quả sốc rằng, những bộ xương dưới đáy hồ này xuất hiện ở những khoảng thời gian khác nhau, cách nhau đến 1.000 năm.

img

Du khách đến đây nhặt xương để làm..quà kỷ niệm.

Xét nghiệm DNA trước đó của một bộ xương khác từ hồ Roopkund cho thấy sự hiện diện của các thành viên liên quan của một gia đình hoặc bộ lạc, cũng như một nhóm khác có tầm vóc nhỏ hơn. Từ những vết thương ở đầu tương tự được tìm thấy trên các bộ xương, có niên đại từ năm 850, các nhà khoa học đã kết luận rằng một cơn mưa đá đã giết chết toàn bộ nhóm người hành hương. Giả thuyết này đã nhân đôi một truyền thuyết địa phương, cho rằng nữ thần núi Nanda Devi đã gửi một cơn mưa đá dữ dội để trừng phạt một nhóm người hành hương đã làm ô uế vùng đất thiêng liêng của mình bằng cách chơi nhạc và nhảy múa.

Các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu mới tin rằng, cái chết hàng loạt trong một cuộc hành hương tôn giáo cũng có thể giải thích sự hiện diện của ít nhất một số bộ xương trong nhóm đầu tiên mà họ xác định, có nguồn gốc Nam Á. Nhưng họ có nhiều câu hỏi hơn về nhóm cá nhân thứ hai đến từ phía đông Địa Trung Hải, nơi các hoạt động tôn giáo của đạo Hindu không phổ biến.

Cho dù họ đang tham gia một chuyến hành hương, hay bị lôi kéo đến hồ Roopkund vì những lý do khác thì sự xuất hiện của hang trăm bộ xương dưới đáy hồ là một bí ẩn, các nhà nghiên cứu viết. Cuộc điều tra trong tương lai sẽ tập trung vào nghiên cứu lưu trữ, nhằm tìm kiếm bất kỳ báo cáo tiềm năng nào về các nhóm du khách nước ngoài khá lớn bị thiệt mạng hoặc mất tích  ở dãy Hy Mã Lạp Sơn trong vài thế kỷ qua.

Vì hồ Roopkund vẫn đóng băng trong suốt cả năm và chỉ có thể tiếp cận thông qua chuyến đi nhiều ngày đầy gian nan đến Hy Mã Lạp Sơn, các nhà khoa học tin rằng vẫn còn nhiều bộ xương nữa được tìm thấy. Tuy nhiên, khi danh tiếng của hồ nổi lên, khách du lịch đến đây đã lấy xương về làm… quà lưu niệm.