Dân Việt

Tên lửa siêu thanh Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực thế nào?

Nguyễn Thái - SCMP 23/08/2019 19:55 GMT+7
Theo chuyên gia quân sự, một trong những mối nguy hiểm hàng đầu của tên lửa siêu thanh Trung Quốc là khả năng xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ.

img

Hình ảnh thử nghiệm đầu đạn HGV trên truyền hình nhà nước Trung Quốc

Tờ SCMP hôm 23/8 đưa tin, một nguồn tin từ tập đoàn Công nghiệp và Khoa học vũ trụ Trung Quốc (CASIC) cho biết tên lửa DF-17, đang được phát triển, có thể vượt tốc độ âm thanh và được gắn thiết bị tự động theo dõi các mục tiêu dưới mặt đất, khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa khó có thể đánh chặn.

"DF-17 có thể mang cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thường. Hiện tại, có 2 tổ chức thuộc CASIC đang cạnh tranh để phát triển các tính năng nâng cao cho tên lửa siêu thanh này", nguồn tin cho hay.

Adam Ni, một nhà nghiên cứu quân sự tại đại học Macquarie, Sydney, Úc, cho rằng việc phát triển tên lửa DF-17 nâng cao khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc vì nó có thể xuyên thủng các lá chắn tên lửa của Mỹ.

"Tuy nhiên, cuộc đua phát triển tên lửa siêu thanh như DF-17 làm tăng nguy cơ mất ổn định khu vực vì vũ khí siêu thanh chỉ mất vài phút để đánh trúng mục tiêu. Khoảng thời gian ấy quá ít để các nhà lãnh đạo cân nhắc hành động", Adam Ni cho hay.

DF-17 là tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên của Trung Quốc với đầu đạn siêu thanh (HGV). Đầu đạn này được thiết kế đặc biệt cho DF-17.

Tên lửa đạn đạo truyền thống bắn đầu đạn vào không gian. Các đầu đạn này di chuyển theo quỹ đạo được lập trình sẵn nhằm vào mục tiêu. Công nghệ HGV cho phép một tên lửa bay thấp hơn trong giai đoạn bay cuối, giúp nó khó bị phát hiện bởi hệ thống radar của đối thủ.

Trung Quốc tiến hành 2 vụ thử nghiệm tên lửa DF-17 hồi tháng 11/2017. Một trong số đó được thực hiện tại Trung tâm phóng Jiuquan ở vùng Nội Mông. Tên lửa này hoạt động trong phạm vi khoảng 1.400 km.

Thời gian thiết bị HGV di chuyển tới mục tiêu trong buổi thử nghiệm này là gần 11 phút từ độ cao khoảng 60 km. Theo trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), đầu đạn HGV rơi xuống gần Qiemo, thuộc khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc và chỉ cách mục tiêu giả định khoảng vài mét.

Cộng đồng tình báo Mỹ dự đoán tên lửa DF-17 có thể được đưa vào hoạt động vào năm 2020. Ngoài Bắc Kinh, Moscow và Washington cũng đang phát triển công nghệ siêu thanh.

Tên lửa Trung Quốc có thể hủy diệt căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương trong vài giờ

Nếu xung đột quân sự nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ, các tên lửa hiện đại của Trung Quốc có thể hủy diệt căn cứ quân...