Mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 từ Mỹ có phải ưu tiên hàng đầu của Đài Loan (Ảnh: National Interest)
Quan hệ Đài Loan và Trung Quốc gần đây thêm căng thẳng, sau khi Mỹ bán cho Đài Loan lô vũ khí trị giá 2,2 tỉ USD và tiếp đó ông Trump duyệt bán 66 chiến đấu cơ F-16 trị giá 8 tỷ USD. Tuy nhiên, danh sách mua sắm của Đài Loan có thể không chỉ dừng lại ở đó.
Vào tháng 4.2017, tờ Focus Taiwan từng đưa tin một quan chức Đài Loan phát biểu trước Hội đồng lập pháp rằng hòn đảo này hoan nghênh một thương vụ mua F-35, tiêm kích tàng hình tối tân mới nhất từ Mỹ mà Trung Quốc chưa có mẫu nào tương đương.
Tờ National Interest nhận định Đài Loan vốn rất cần các biến thể của loại máy bay tàng hình tiên tiến này, do giới chức quân sự trên đảo đang ưu tiên các chiến đấu cơ có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Thông tin trên được làm nóng một lần nữa, sau khi tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun khẳng định chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn bán cho Đài Loan cả chiến đấu cơ F-35 lẫn Hệ thống Phòng thủ tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD).
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc Đài Loan thời điểm đó đã nhận được thông tin từ thương vụ mua bán vũ khí này hay chưa, ông Ngô Bảo Côn, Trưởng ban Kế hoạch Chiến lược trực thuộc Cơ quan quốc phòng Đài Loan, cho biết vẫn chưa có thông báo chính thức nào từ phía Mỹ về vấn đề này.
Ông Ngô khi đó cũng cho biết hòn đảo này chưa cần phải bố trí hệ thống THAAD một cách khẩn cấp, vì hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa (EWR) tại thành phố Tân Trúc, phía bắc Đài Loan, cũng có chức năng vận hành tương tự với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Trước đó, Hàn Quốc và Mỹ đã cùng bắt tay triển khai hệ thống THAAD tại vùng Seongju, đông nam Seoul, hồi tháng 3.2017.
Động thái này đã khiến Trung Quốc phản đối gay gắt vì cho rằng nó sẽ làm xói mòn an ninh và không thể thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đặc biệt lo ngại hệ thống radar tinh vi của THAAD có khả năng theo dõi các hệ thống tên lửa Trung Quốc, tạo lợi thế lớn cho Mỹ trong trường hợp hai bên có xung đột.
Trung Quốc khi đó đã đáp trả bằng cách cấm nhập khẩu nhiều sản phẩm cũng như hạn chế tổ chức du lịch tới Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc khẳng định tổ hợp THAAD chỉ nhằm bảo vệ lãnh thổ và các binh sĩ Mỹ đóng tại nước này trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Căng thẳng giữa 2 nước đã kéo dài tới gần một năm. Phải mãi đến cuối tháng 10.2017, Seoul và Bắc Kinh mới nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao và kinh tế song phương.
Bắc Kinh mới đây đã cảnh bảo sẽ có những biện pháp đáp trả đối với Washington, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên...