Theo Business Insider, NASA đã thu thập các dữ liệu mới từ vệ tinh, ghi lại sự chuyển động của khí CO (carbon monoxit) trong không khí ở độ cao 5.500 m tại Brazil từ ngày 8 đến 22.8. Đây là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao.
Cảm biến hồng ngoại AIRS trên vệ tinh Aqua “đo nhiệt độ, độ ẩm, lượng mây, khí thải nhà kính và nhiều hiện tượng khí quyển khác”, theo thông cáo của NASA.
NASA giải thích màu xanh lá cây biểu thị nồng độ CO xấp xỉ 100 phần tỷ thể tích không khí (ppbv), màu vàng là mức 120 ppbv và màu đỏ sẫm tương ứng mức 160 ppbv.
Khí CO ban đầu hình thành ở khu vực tây bắc, sau đó lan rộng về phía đông nam Brazil. NASA nhấn mạnh rằng đây là dữ liệu từ vệ tinh và thống kê trên thực địa có thể còn cao hơn nhiều.
CO là khí độc chết người, hình thành trong quá trình cháy không hoàn toàn của carbon và hợp chất chứa carbon. Khí là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Chúng có thể di chuyển rất xa và tồn tại trong bầu khí quyển tới một tháng.
Thành phố Sao Paulo ở Brazil chìm trong bóng tối giữa ban ngày.
Ở độ cao đáng kể, khí độc CO không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng điều đáng lo ngại là gió có thể đưa khí CO xuống thấp, đe dọa đến cuộc sống của con người bên dưới, NASA viết.
Tại thành phố Sao Paulo, người dân Brazil hết sức hãi hùng khi nhìn thấy bầu trời chìm trong những đám mây bụi, ngày biến thành đêm. Nhiều người nhắc đến khung cảnh trời tối đen giữa ban ngày như tận thế.
Năm 2019 ghi nhận số vụ cháy rừng Amazon tăng kỷ lục, đạt mức 72.843 vụ, cao hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà khoa học khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do con người .
Dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, hoạt động khai thác khoáng sản, chặt cây lấy gỗ và làm nông nghiệp ngày càng nở rộ.
Khói tỏa ra từ đám cháy rừng dày đặc đến mức chiếc máy bay Cessna chở phóng viên CNN phải bay thật cao để tránh bị...