Dân Việt

Nhìn lại cuộc biểu tình kéo dài gần 3 tháng qua ở Hong Kong

Vương Nam - CNN 03/09/2019 04:55 GMT+7
Hồng Kông đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị lớn trong bối cảnh các cuộc biểu tình trên đường phố đang ngày càng gia tăng.

img

Những người biểu tình xông vào đập phá trụ sở của cơ quan lập pháp tại Hồng Kông (ảnh CNN)

Trong vài tháng qua, các cuộc biểu tình đã phát triển từ việc hàng triệu người diễu hành trên các đường phố, đến các nhóm biểu tình xông vào đập phá các trụ sở của cơ quan chính quyền và khiến sân bay quốc tế đóng cửa vài ngày. 

Về mặt pháp lý quốc tế, Hồng Kông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng Hồng Kông lại có một lịch sử, hệ thống chính trị và bản sắc văn hóa riêng. Nhiều người Hồng Kông không xem mình là người Trung Quốc mà tự nhận mình là người Hồng Kông.

Hồng Kông vốn là thuộc địa của Vương quốc Anh trong hơn 150 năm. Cho đến khi người Anh trao trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997. Ngày nay, hệ thống luật pháp của Hồng Kông vẫn theo mô hình của Anh.

Chính sách của Trung Quốc đối với Hồng Kông là "một quốc gia, hai chế độ”. Theo chính sách này, trên thực tế, Hồng Kông vận hành theo luật pháp riêng, gọi là Luật cơ bản của Hồng Kông. Luật cơ bản Hồng Kông đảm bảo một số quyền mà người Trung Quốc đại lục ít được thực hiện, và cho phép đặc khu này được xây dựng và phát triển nền dân chủ của riêng mình. 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc nhiều lần diễn giải lại Luật cơ bản của Hồng Kông, trong đó thể hiện rằng Bắc Kinh có "quyền tài phán hoàn toàn" đối với Hồng Kông.

Đỉnh điểm của vấn đề này là Dự luật cho phép Trung Quốc có quyền yêu cầu dẫn độ các nghi phạm từ Hồng Kông. Nhiều người dân Hồng Kông đã cho rằng dự luật này khiến các quyền của họ bị ảnh hưởng, và rằng Bắc Kinh đang có sự can thiệp đối với nền pháp luật của Hồng Kông. Điều này đã dẫn đến những cuộc biểu tình thường xuyên, khiến cho ​​hàng trăm người biểu tình bị bắt giữ.

img

Sân bay trở thành nơi đụng độ của cảnh sát và người biểu tình (ảnh CNN)

Những người biểu tình đòi hỏi gì?

Cuộc biểu tình bùng phát trên quy mô lớn từ ngày 9.6 tại Hồng Kông đã diễn ra suốt mùa hè với rất nhiều hình thức: Diễu hành ôn hòa trên đường phố; đình công quy mô lớn tại các khu công nghiệp… Một số cuộc biểu tình đã kết thúc bằng các cuộc đụng độ và bạo động. 

Đầu tháng 8, các vụ biểu tình lại bùng phát dữ dội tại sân bay Hồng Kông và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Hồng Kông. Những người biểu tình đã tấn công sân bay và đụng độ với cảnh sát. Họ cũng rất giận dữ sau khi bị những người đàn ông mặc áo trắng và mang theo dùi cui trắng tấn công vào cuối tháng 7 vừa rồi. 

Ở chiều hướng khác, một bộ phận người dân Hồng Kông cũng đã bắt đầu cảm thấy khó chịu vì những cuộc biểu tình khiến cho giao thông bị tắc nghẽn và các hoạt động du lich bị gián đoạn, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của họ.

Nhìn chung, có một số yêu cầu chính từ phía người biểu tình, như rút bỏ dự luật cho phép Trung Quốc được yêu cầu dẫn độ nghi phạm, yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Anh - Đặc khu trưởng Hồng Kông phải từ chức, thả tự do cho những người biểu tình đã bị bắt giữ, đảm bảo và mở rộng các quyền cho người dân...

Nhà chức trách nói gì?

img

Bắc Kinh nói rằng những cuộc biểu tình tại Hồng Kông đang có dấu hiệu khủng bố (ảnh CNN)

Các quan chức ở cả Hồng Kông và Bắc Kinh đang ngày càng lên án mạnh mẽ các cuộc biểu tình. Chính quyền Trung Quốc cho rằng phạm vi của các cuộc biểu tình đã chuyển sang bạo loạn. Những người biểu tình bị gọi là "đám đông bạo lực" và "tội phạm".

Ông Yang Guang, phát ngôn viên của Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macao, nhận định:

“Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông cho thấy "dấu hiệu của khủng bố" và cho thấy rằng chúng là mối đe dọa thực sự đối với luật pháp. Những người biểu tình cực đoan của Hồng Kông đã nhiều lần tấn công các sĩ quan cảnh sát bằng các hung khí cực kỳ nguy hiểm. 

Hành vi của họ đã cấu thành tội phạm bạo lực nghiêm trọng và bắt đầu có dấu hiệu khủng bố. Đây là một sự vi phạm thô bạo đối với luật pháp và trật tự xã hội ở Hồng Kông, gây nguy hiểm đến tính mạng và sự an toàn cho công dân Hồng Kông."

Những phát ngôn trên khiến nhiều người suy đoán rằng Trung Quốc có thể tính toán biện pháp can thiệp bằng vũ lực đối với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

Biểu tình dữ dội ở Hong Kong: Giới chức cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp

Ông Matthew Trương Kiến Tôn, Tổng Thư ký Đặc khu Hành chính Hong Kong, vừa cho biết giới chức khu vực này không loại trừ...