Trái đất từng trải qua thảm họa cách đây 2 tỷ năm, tiêu diệt 99,5% sinh vật cổ đại.
Theo CNN, 80 - 99,5% sinh vật cổ đại trên Trái đất có thể đã chết do môi trường thay đổi sau thảm họa oxy (GOE) cách đây 2 - 2,4 tỷ năm.
Nhóm các nhà khoa học phát hiện dấu vết cho thấy lượng oxy thời kỳ này tăng vọt rồi lại giảm đột ngột, khiến sự sống tuyệt diệt.
"Khoảng 100-200 triệu năm trước sự kiện, có rất nhiều sinh vật sống trên Trái Đất. Sau đó, một lượng lớn bị tiêu diệt mà không phục hồi lại như những cuộc tuyệt chủng gần đây", theo Peter Crockford, đồng tác giả nghiên cứu.
Chuyên gia Crockford không gọi đây là cuộc đại tuyệt chủng vì con người không nắm rõ có những sinh vật sống nào trên Trái đất ở thời điểm đó. “Theo nghiên cứu, số lượng dạng sống tuyệt diệt trong giai đoạn này lớn hơn cả thời khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm”.
Nghiên cứu này có thể giúp dự đoán sự sống trên Trái đất thay đổi như thế nào một khi bầu khí quyển thay đổi.
"Giống hai tỷ năm trước, các sinh vật ngày nay phụ thuộc vào nền móng của chuỗi thức ăn là vi sinh vật dưới biển và thực vật trên mặt đất. Lượng oxy sẽ không biến đổi nhanh và nhiều đến mức tác động rõ rệt đến con người, nhưng nó hoàn toàn có thể thay đổi trong vài tỷ năm tới", Crockford nói.
Nhân loại chỉ còn 18 tháng để có những động thái cụ thể nhằm đảo ngược những thảm họa tàn khốc của biến đổi...