Dân Việt

Sự thật đằng sau sự "ế" của công chúa thời Đường

N.San (Theo Sohu) 15/09/2019 07:00 GMT+7
Công chúa là những cô gái cành vàng lá ngọc, là con cháu của các bậc vương tướng triều đình. Một khi lấy được công chúa, các chàng rể sẽ trở thành người đàn ông nắm được quyền hành và tài sản rất lớn. Vậy nhưng, những bậc nam tử hán thời nhà Đường lại không chủ động theo đuổi công chúa. Thậm chí có những người sau khi bị chỉ hôn liền tự than vãn cho rằng cuộc sống vậy là thất bại. Vậy nguyên nhân phía sau là gì?

Thời Trung Quốc cổ đại, các cuộc hôn nhân thường được chú ý vấn đề môn đăng hộ đối. Một thường dân cho dù có các yếu tố vượt trội bao nhiêu, cũng rất khó vượt qua điều kiện giai cấp để đến với những cô gái danh gia vọng tộc. Tuy nhiên, thời nhà Đường, lại có một hiện trạng vô cùng thú vị, đó là, rất nhiều người đàn ông quyền thế hầu như không quan tâm đến công chúa trong triều. Công chúa là những cô gái cành vàng lá ngọc, là con cháu của các bậc vương tướng triều đình. Một khi lấy được công chúa, các chàng rể sẽ trở thành người đàn ông nắm được quyền hành và tài sản rất lớn. Vậy nhưng, những bậc nam tử hán thời nhà Đường lại không chủ động theo đuổi công chúa. Thậm chí có những người sau khi bị chỉ hôn liền tự than vãn cho rằng cuộc sống vậy là thất bại. Vậy nguyên nhân phía sau là gì? Thì ra, các nam tử hán nhà Đường sở dĩ không mong muốn lấy công chúa là vì ngoài những thủ tục phiền toái trong hôn lễ, họ khó mà chịu được nết tính cách này của công chúa thời Đường.    

img

Tên gọi “ phò mã” vốn xuất phát từ thời Hán Vũ Đế của Tây hán, chỉ một chức danh “phò mã đô úy”. Nghĩa đen là nói tới những xe ngựa bảo hộ xung quanh xe ngựa chính mà hoàng đế ngồi. Đại đa số những người phụ trách xe ngựa này là con cháu hoàng cung, hoặc các cận thần của vua, ý nói chức vụ và trách nhiệm vô cùng quan trọng. Khi hán thất giang sơn không còn, xã hội sụp đổ, con trai nuôi của Tào Tháo là Hà Yến cưới con gái của Tào Tháo là công chúa Kim Hương, được triều đình phong cho chức vị Phò mã đô úy. Sau đó, rất nhiều trường hợp các nam tử hán lấy công chúa trong triều đình, đều được phong chức vị này. Bởi vậy, từ Phò mã xuất hiện từ đó, là danh xưng cho những người đàn ông lấy công chúa.    

Nhìn về thời cổ đại, nơi triều đình là cơ quan tối cao của một đất nước, có thể trở thành Phò mã là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi bậc nam tử hán. Nhưng những người đàn ông nhà Đường nếu lấy công chúa, họ sẽ trải qua một cuộc sống không hề tươi sáng như mọi người nghĩ.

img

Đầu tiên, họ sẽ phải đối diện với việc không thể mở rộng tiền đồ. Các vị hoàng đế nhà Đường thường kiên định quy tắc phong tước vị cho con cháu hoàng tộc ra trấn các bang để bảo vệ, xây dựng đất nước. Đại đa số các hoàng tử hoàng tôn trong triều đình đều được ưu ái phong vị, chấn bang hưng quốc. Cho dù một số người không thể bổ nhiệm chức vị, nhưng tất cả đều có tiếng nói trong triều đình. Còn các vị phò mã, cho dù có mối quan hệ tốt đẹp với hoàng đế tới đâu đi nữa, họ vẫn bị coi là người ngoài. Họ thường bị các hoàng tử, hoàng tôn, thậm chí là các quan tướng trong triều phòng bị, bởi vậy khó mà có cơ hội can dự triều chính.     

Điều thứ 2, các vị công chúa thời Đường sau khi xuất giá đều có phủ riêng. Các vị phò mã thường không có quyền lợi cơ bản có thể đạt được của một người chồng bình thường. Công chúa là những người có thân phận cao sang quyền quý, họ sống trong phủ với tư cách như một người chủ gia đình, mang theo những quy tắc lâu năm của triều đình vào cuộc sống sau hôn nhân. Phò mã lúc này lại giống như những nô bộc cho vợ, tuyệt đối không hề có tự do.  

img

Một vấn đề nữa khá lớn khiến các bậc nam tử hán nhà Đường hay né tránh hôn nhân hoàng tộc, đó là do công chúa nhà đường “bất trinh”. Thời nhà Đường xã hội rất phát triển, các vị công chúa có thể bao nuôi rất nhiều sủng nam. Đó là chuyện không hề xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, các vị phò mã chỉ có thể oán thán trong lòng mà không thể phản đối bằng lời với những hành động này của vợ. Đó là đặc quyền của các bậc công chúa nhà Đường, đồng thời cũng là những nguyên nhân chính khiến họ trở thành nỗi ám ảnh hôn nhân trong xã hội thời đó.