Kim cương Hope, gắn với lời nguyền của nợ nần, được tìm thấy ở Ấn Độ vào thế kỷ XVII. Nó từng được vua Pháp Louis XIV dùng, rồi đến vua George IV của Anh nhưng vào năm 1830 đã được bán để thanh toán các khoản nợ không lồ của nhà vua.
Kim cương Hope. |
Cũng như thế, Joseph Frankels ở New York mua Hope rồi cũng phải bán để trả nợ. Một nữ doanh nhân người Mỹ đã mua lại nhưng gặp rất nhiều bất hạnh, chồng và con trai đều chết, con gái nghiện ma túy, doanh nghiệp phá sản và cũng phải bán Hope để trả nợ. Cuối cùng, viên kim cương được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Viên kim cương Koh-i-Noor, gọi theo tiếng Ba Tư là “Núi của ánh sáng”. Trong lịch sử, viên đá quý này qua tay nhiều người theo Ấn Độ giáo, Mông Cổ, Ba Tư, Afghanistan và các nhà lãnh đạo Sikh. Tất cả đều phải chiến đấu đẫm máu để có được Koh-i-Noor.
Dân gian tương truyền, ai có viên kim cương này sẽ có được cả thế giới nhưng sẽ phải gánh chịu tất cả bất hạnh. Chỉ có Thiên Chúa và phụ nữ dùng nó mới không bị trừng phạt. Về sau, nó được các nữ hoàng Anh sử dụng.
Kim cương Black Orlov. |
Đá Sapphire Delhi tím bị một lính Anh đánh cắp từ ngôi đền Indra thờ thần Hindu tại Ấn Độ vào năm 1857. Ai dùng nó cũng sẽ gặp phải lời nguyền tai vạ.
Một đại tá người Anh đã gặp tai họa tài chính và sức khỏe khi dùng Delhi, rồi nhà khoa học Edward Heron-Allen phải cánh báo Delhi “đáng tớm và nhuốm máu, làm ô danh bất kỳ ai có nó”. Sau khi nhà khoa học này mất, con gái ông gửi tặng nó cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.
Ngọc La Peregrina, gắn với lời nguyền Tình Yêu, là một trong những viên ngọc trai lớn nhất trên thế giới. Theo tiếng Tây Ban Nha, tên viên ngọc có nghĩa “hành hương” hoặc “lang thang”. Nó được vua Philip II (Tây Ban Nha) tặng nữ hoàng Mary I (Anh) trước khi kết hôn nhưng rồi nữ hoàng đã bị bỏ rơi và chết vào năm 1558.
Năm 1969, Elizabeth Taylor được chồng tặng viên ngọc này nhân ngày Valentine. Họ đã kết hôn và ly dị hai lần liền. Còn Taylor từ khi có viên ngọc đã kết hôn tới 8 lần.
Kim cương Xanh. |
Kim cương Black Orlov - mắt thần Brahma, được tìm thấy ở Ấn Độ vào đầu những năm 1800. Theo truyền thuyết viên kim cương bị đánh cắp từ mắt tượng Brahma-vị thần Hin du tại một ngôi đền ở miền Nam Ấn Độ. Sau đó công chúa Nga Nadezhda Orlov đã mua. Tin đồn công chúa và cùng hai người khác dùng Black Orlov đều nhảy lầu tự sát.
Kim cương Xanh da trời được xem là đá quý hết sức bí ẩn, không biết có tồn tại thực hay không. Nhưng nó đã gắn liền với những câu chuyện huyền bí.
Tương truyền năm 1989, một người Thái Lan gác cổng cho cung điện hoàng gia Ai Cập đã đánh cắp viên kim cương này và bán về Thái Lan. Sau đó, nhiều nhà ngoại giao Ai Cập đã bị giết chết, khiến cho giới chức nước này phải bay tới Thái Lan để điều tra vụ việc và gọi nó là vụ Kim Cương Xanh.