Isokoru Yamamoto là người chỉ huy trận đánh Trân Châu Cảng khiến "gã khổng lồ" Mỹ tỉnh giấc.
Lần đó, mục tiêu không phải là khủng bố. Đó là Đô đốc Nhật chỉ huy trận đánh ở Trân Châu Cảng khiến người Mỹ không kịp trở tay. Nhưng mục đích của cả hai vụ ám sát thì đều giống nhau, nhằm trả đũa những vụ tấn công nhằm vào Mỹ, theo National Interest.
Đô đốc Isoroku Yamamoto, Tổng tư lệnh Hải quân Nhật Bản, trở thành một trong những kẻ thù hàng đầu của Mỹ. Yamamoto trực tiếp chỉ huy trận đánh Trân Châu Cảng, đưa Nhật Bản chính thức tuyên chiến với Mỹ.
Tháng 4.1943, người Mỹ nhận thấy cơ hội đáp trả và không ngần ngại mở Chiến dịch Báo thù.
Chiến dịch bắt đầu khi quân đội Mỹ thu được tín hiệu từ Nhật. Ở thời điểm đó, Nhật Bản đang gặp rắc rối lớn khi Mỹ đã chiếm được Guadalcanal, khiến quân Nhật tổn thất nhiều tàu chiến, máy bay.
Trước nhiều sức ép, Yamamoto phải trực tiếp ra tiền tuyến động viên binh sĩ, đích đến là Bougainville, hòn đảo ở nam Thái Bình Dương. Tín hiệu rằng Tổng tư lệnh hải quân có mặt tại hòn đảo được gửi đi vào ngày 13.4.1943, với phi đội máy bay hộ tống.
Trong Thế chiến 2, người Mỹ chiếm ưu thế toàn diện trên mặt trận chiến tranh thông tin khi bất cứ mật mã nào của Nhật đều sớm bị giải mã. Lần này, người Mỹ chỉ mất một ngày để giải mã thông điệp mã hóa về việc Đô đốc Yamamoto đến hòn đảo.
Yamamoto là một trong những nhân vật được đánh giá nổi bật nhất của Nhật trong Thế chiến 2.
Đô đốc Chester Nimitz, tư lệnh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, ra lệnh bằng mọi giá phải bắn rơi bằng được máy bay chở Yamamoto. Các tiêm kích chủ lực của không quân và hải quân Mỹ khi đó không thể tới được Bougainville, vốn cách căn cứ gần nhất 643km.
Không quân Mỹ khi đó lựa chọn máy bay tiêm kích hai động cơ "Tia chớp" Lockheed P-38G Lightning cho sứ mệnh ám sát Yamamoto. Để tránh bị phát hiện, người Mỹ yêu cầu phi cơ bay ở tầm cao thấp, duy trì khoảng cách hợp lý để tránh bị phát hiện.
Ở thời điểm đó, các máy bay Mỹ không được trang bị radar tầm xa nên phi công phải tự mình xác định vị trí mục tiêu bằng mắt thường. Người Mỹ tính toán vị trí của Yamamoto dựa trên dữ liệu về đường bay, tốc độ của chiếc máy bay ném bom G4M chở Yamamoto và cả sức gió.
Phía Mỹ ước tính vụ ám sát phải diễn ra vào lúc 9 giờ 35 phút sáng. 18 chiếc P-38 tham gia Chiến dịch Báo thù, với 4 chiếc nhận nhiệm vụ tìm diệt máy bay chở Yamamoto, số còn lại đóng vai trò yểm trợ. Sát giờ cất cánh, 2 chiếc gặp trục trặc nên Mỹ chỉ có 16 máy bay cho sứ mệnh ám sát.
Các máy bay Mỹ tiếp cận hòn đảo lúc 9 giờ 34 phút, trong khi máy bay chở Yamamoto còn đến muộn 1 phút. Hai chiếc G4M chở Yamamoto và một tư lệnh khác bay ở độ cao 1.300 mét. 6 tiêm kích A6M Zero làm nhiệm vụ hộ tống, bay ở tầm cao 1.800 mét.
Không biết máy bay nào chở Yamamoto, phi công Mỹ buộc phải tấn công cả hai. Chiếc đầu tiên trúng đạn khiến động cơ trái ngừng hoạt động và rơi xuống khu rừng. Chiếc thứ hai bị 3 máy bay P-38 nã đạn, rơi xuống biển.
Phác họa cảnh chiếc P-38 bắn rơi máy bay Nhật chở Đô đốc Yamamoto.
Lần này, người Mỹ lại gặp may. Chiếc máy bay chở Yamamoto đã rơi xuống khu rừng khiến toàn bộ những người bên trong thiệt mạng. Chiếc còn lại chỉ rơi xuống biển nên Đô đốc Nhật Ugaki vẫn còn sống.
Binh sĩ Nhật sau đó chặt cây, tiến vào rừng thu hồi xác Đô đốc Yamamoto. Thi thể của Yamamoto và những người khác được đem hỏa táng, tro cốt đặt trong hộp, đem về Nhật Bản vào tháng 5.1943 cho lễ an táng cấp nhà nước.
Đối với người Mỹ, chiến dịch táo bạo này một lần nữa thành công nhờ vào sự tính toán đến mức chuẩn xác gần như tuyệt đối và thêm chút may mắn. Ngày nay, người ta vẫn tranh cãi về việc phi công Mỹ nào thực sự nổ súng bắn rơi phi cơ chở Yamamoto.
Đô đốc Yamamoto là một trong những nhân vật được coi là giỏi nhất của Nhật Bản trong Thế chiến 2. Tuy nhiên, ông mắc sai lầm khi không quyết liệt trong trận đánh Trân Châu Cảng, một phần do các tướng lĩnh dưới quyền chủ quan.
Đến trận Midway, các chỉ huy tàu sân bay Nhật đã quá nóng vội, không tuân lệnh Yamamoto và kết quả là cả nhóm tác chiến tàu sân bay của Nhật bị đánh chìm.
Sau 2 năm đưa Nhật Bản bước vào Thế chiến 2, sức khỏe của Đô đốc Yamato đã đi xuống, không còn được như ban đầu. Nếu như Đô đốc Nhật còn sống thì ông cũng không thể làm thay đổi cục diện Thế chiến 2, theo National Interest.
Có thể nói, Yamamoto bị ám sát khi đang mặc quân phục, ngồi trên máy bay quân sự, đã trở thành là một biểu tượng chiến thắng lớn của Mỹ. Nhưng ở khía cạnh quân sự, Yamamoto chỉ là một trong số vô vàn những người bỏ mạng trong chiến tranh.
Kế hoạch tấn công của đô đốc người Nhật đạt được hiệu quả trong ngắn hạn nhưng vô tình khiến Mỹ nổi giận và...