Hình ảnh chân thực nhất về sao Kim.
Theo RT, kể từ sứ mệnh năm 1978 của NASA, người ta phát hiện trên sao Kim có dấu hiệu của đại dương nông. Đó là dấu hiệu cho thấy hành tinh này từng có khí hậu lý tưởng để nước lỏng tồn tại – một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự sống.
Được gọi là “chị em của Trái đất” vì kích thước và trọng lượng khá tương đồng, nhiều người cho rằng sao Kim quá nóng và quá gần Mặt trời để có thể tồn tại nước lỏng.
Nhiệt độ bề mặt trung bình của sao Kim lên tới 462 độ C và đây là là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời.
Nghiên cứu mới được trình bày tại Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của NASA đã đưa ra góc nhìn mới về lịch sử sao Kim. Hai nhà nghiên cứu Michael Way và Anthony Del Genio phát hiện dấu hiệu cho thấy sao Kim từng có khí hậu phù hợp cho sự sống trong suốt 3 tỉ năm.
Hai nhà nghiên cứu nói sao Kim lẽ ra vẫn duy trì được nhiệt độ lý tưởng cho đến ngày nay, nếu như không có hàng loạt các sự kiện thảm họa xảy ra cách đây 700 triệu năm.
Để xem liệu sao Kim có thể có khí hậu ổn định hay không, tiến sĩ Way và đồng nghiệp Del Genio, đã tạo ra một loạt năm mô phỏng giả định mức độ bao phủ nước khác nhau.
Trong tất cả năm kịch bản, họ phát hiện ra rằng sao Kim có thể duy trì nhiệt độ ổn định trong tối đa khoảng 50 độ C và tối thiểu khoảng 20 độ C trong khoảng 3 tỷ năm.
"Giả thuyết của chúng tôi là sao Kim có thể có khí hậu ổn định trong hàng tỉ năm. Có thể sự kiện tái tạo bề mặt chịu trách nhiệm cho việc chuyển đổi từ khí hậu giống Trái đất sang ngôi nhà nóng như địa ngục mà chúng ta thấy ngày nay", Way nói.
Nguyên nhân của sự bùng nổ carbon dioxide (CO2) ở sao Kim vẫn còn là bí ẩn, có thể liên quan đến hoạt động núi lửa của hành tinh. Một khả năng là một lượng lớn magma sủi bọt, giải phóng carbon dioxide từ đá nóng chảy vào khí quyển, gây ra hiệu ứng nhà kính, dẫn đến nhiệt độ duy trì ở mức 462 độ C như hiện nay.
Một thiên thạch phát nổ trên vùng biển Caribe trong khi chỉ vài giờ trước, NASA thông báo thiên thạch này không có khả năng...