Dân Việt

Ảnh: Những dấu mốc của tỷ phú giàu nhất thế giới từ khi có hơn 1 tỷ USD đến khi có hơn 100 tỷ

Việt Anh - Forbes 05/10/2019 00:25 GMT+7
Vào ngày 5.7.1994, chàng kỹ sư lập trình Jeff Bezos 33 tuổi lần đầu tiên đưa cái tên Amazon.com lên bản đồ Internet từ một nhà để xe ở Seattle, phần còn lại đã trở thành lịch sử.

img

Tỷ phú Jeff Bezos thời điểm năm 1999 (trái) và hiện nay 

Hai thập kỷ sau, tỷ phú Jeff Bezos 55 tuổi giờ vẫn ngự trị trên đỉnh bảng xếp hạng 400 người giàu nhất hành tinh của Forbes trong năm thứ 2 liên tiếp, dù mới trao ¼ cổ phần của Amazon của mình cho vợ cũ MacKenzie Tuttle, sau cuộc ly hôn đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ, và chỉ còn nắm 12% cổ phần của gã khổng lồ thương mại điện tử trị giá 230 tỷ USD này.

Hãy cùng Forbes điểm lại những cột mốc lớn nhất trong sự nghiệp của tỷ phú Jeff Bezos, cùng sự tăng trưởng không ngừng trong giá trị tài sản của ông, qua chùm ảnh dưới đây:

1998: 1,6 tỷ USD

img

Trong suốt thời kỳ được biết đến với tên gọi “bong bóng dot-com”, Bezos đã có lần đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Forbes, cùng với những biểu tượng của Internet vào thời điểm đó. Dù vậy, chỉ còn 2 người từng đứng chung ảnh bìa với chủ tịch Amazon vẫn tiếp tục đồng hành cùng ông trong bảng xếp hạng top 400 của Forbes ở thời điểm hiện nay, đó là đồng sáng lập Yahoo Jerry Yang (người ngồi giữa) và Chủ tịch Broadcom Henry Nicholas (người ngồi bên phải)

1999: 7,8 tỷ USD

img

Bezos ôm một chú Pikachu nhồi bông khi chăm chú lắng nghe tại một cuộc họp báo, trong đó ông tuyên bố rằng Amazon đang mở rộng sang các mặt hàng cải tiến nhà ở, phần mềm công nghệ, trò chơi điện tử và đề xuất quà tặng.

Dù đã trở thành tỷ phú, Bezos vẫn chưa phải người có tất cả mọi thứ. Ông vẫn liệt kê đầu phát DVD trị giá 1.000 USD và một CD của danh ca Sinéad O Connor trong danh sách những thứ cần mua của mình trên Amazon.

2000: 4,8 tỷ USD

img

Bezos ăn mừng sự kiện ra mắt chi nhánh của Amazon tại Pháp. Dù đã cán mốc 25 triệu khách hàng tích cực và giành được một số thị phần ở châu Âu, song năm 2000 vẫn là một trong những thời điểm khó khăn nhất của Amazon. Một nhà phân tích của Lehman Brothers từng dự đoán công ty sẽ hết tiền vào năm 2001 và giá cổ phiếu sẽ giảm tới 79% vào cuối năm.

Cũng trong năm 2000, Bezos đã bí mật ra mắt Blue Origin, một công ty có mục đích làm các chuyến du hành ngoài không gian trở nên dễ tiếp cận hơn. Đó là niềm đam mê lâu năm đối với Bezos, người từng làm chủ tịch Hội sinh viên khám phá & phát triển không gian hồi còn học ở Đại học Princeton.

2001: 1,2 tỷ USD

img

Người sáng lập Microsoft Bill Gates và Jeff Bezos đập tay trước trận đấu quần vợt nổi tiếng của họ để quyên tiền cho việc nghiên cứu điều trị ung thư vú. Bezos và huyền thoại quần vợt Pete Sampras đã có trận đánh đôi với Gates và một tay vợt huyền thoại khác là Andre Agassi (Gates và Agassi giành chiến thắng sau loạt tie-break). Vào thời điểm đó, ông chủ Microsoft là người giàu nhất thế giới, với tài sản ròng lên tới 63 tỷ USD, trong khi tài sản của Bezos đã giảm xuống chỉ còn 1,2 USD, giá trị ròng thấp nhất của ông kể từ khi gia nhập top 400 người giàu nhất của Forbes vào năm 1998.

2005: 4,8 tỷ USD

img

Vào ngày kỷ niệm 10 năm ra đời của Amazon.com, Jeff Bezos cầm trên tay một phiên bản cuốn Fluid Concepts and Creative Analogies của Douglas Hofstadter, cuốn sách đầu tiên được rao bán trên Amazon.

Cũng trong năm 2005, tỷ phú Bezos ra mắt Amazon Prime. Với khoản phí hàng năm là 79 đô la, khách hàng sẽ nhận được 2 ngày vận chuyển không giới hạn và không yêu cầu mức phí tối thiểu. Prime gặp phải sự hoài nghi về việc liệu khách hàng sẽ trả tiền cho chương trình vận chuyển “mua gì cũng được” siêu tốc này hay không, và liệu Amazon có đủ khả năng chi trả việc vận hành nó hay không.

2007: 8,7 tỷ USD

img

Tỷ phú Bezos lần đầu giới thiệu Kindle, một máy đọc sách điện tử với mức phí 399 USD, có khả năng truy cập hơn 90.000 đầu sách, báo và tạp chí. Thiết bị này đã được bán hết chỉ sau 6 giờ phát hành.

Kindle đã mất hơn 3 năm phát triển. Yêu cầu duy nhất của Bezos dành cho các kỹ sư của mình là thiết bị đọc sách điện tử này phải có khả năng tải xuống bất kỳ đầu sách nào trong vòng 60 giây hoặc ít hơn. Khi một giám đốc điều hành hỏi Bezos về ngân sách cho việc sản xuất Kindle, ông chỉ đáp “Chúng ta giờ còn bao nhiêu tiền nhỉ?”

2010: 13,6 tỷ USD

img

Tỷ phú Bezos và vợ, bà MacKenzie Tuttle, cùng mặc áo khoác đôi đến dự hội nghị thường niên của Allen & Co. ở Sun Valley, hay còn được gọi là “trại hè tỷ phú Mỹ.”

Mùa thu năm đó, Amazon mạnh dạn lấn sân Hollywood với sự ra mắt của Amazon Studios. Hãng này trở thành dịch vụ phát phim trực tuyến đầu tiên giành giải Quả cầu vàng cho sê-ri phim hay nhất và được đề cử giải Oscar Phim hay nhất, đánh bại các đối thủ sừng sỏ khác là Netflix và Hulu.

2012: 23,2 tỷ USD

img

Bezos xuất hiện trong chương trình Đêm muộn với Jimmy Fallon để quảng bá cho máy đọc sách Kindle của mình. Việc lựa chọn bán thiết bị này ở mức giá hòa vốn đang làm tổn hại lợi nhuận ngắn hạn của Amazon.

“Chúng tôi cảm thấy thoải mái khi gieo hạt và chờ chúng mọc thành cây”, Bezos cho biết với Forbes, “Chúng tôi sẽ không tập trung vào các mục tiêu của quý tiếp theo; mà chỉ muốn tập trung vào những gì tốt nhất cho khách hàng.”

2013: 27,3 tỷ USD

img

Vào tháng 8.2013, tỷ phú Bezos mua Washington Post và các ấn phẩm phụ của nó từ gia đình Graham sau 8 thập kỷ sở hữu với giá 250 triệu USD, chưa đến 1% giá trị tài sản ròng của ông.

Cũng trong mùa hè năm đó, lần đầu tiên cổ phiếu Amazon phá vỡ mức 300 USD/cổ phiếu, sau một vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt cho thấy Apple phạm tội thông đồng với các nhà xuất bản để tăng giá sách điện tử trên Kindle.

2014: 30,5 tỷ USD

img

Bezos bắt một chuyến xe tải ở Bangalore, Ấn Độ. Chi nhánh Amazon tại nước này, ra mắt vào năm trước đó, đã nhanh chóng trở thành cửa hàng lớn nhất Ấn Độ với 17 triệu sản phẩm, và còn được Amazon rót thêm 2 tỷ USD để củng cố vị thế của mình.

2015: 47 tỷ USD

img

Vào tháng 11, Amazon khai trương cửa hàng sách bản giấy đầu tiên tại Seattle, nhằm chăm chút mảng sách báo truyền thống của công ty sau một thời gian dài bỏ quên.

Cũng trong đầu năm, Amazon kỷ niệm 20 năm thành lập công ty với sự kiện Prime Day đầu tiên. Tính đến ngày 15.7 trong năm, số lượng người đăng ký của của Prime đặt tổng cộng 34,4 triệu mặt hàng trên toàn thế giới, với tuần suất 398 mặt hàng/giây.

2017: 81,5 tỷ USD

img

Tỷ phú Bezos, trong bộ trang phục giống ngôi sao điện ảnh Tom Cruise trong phim bom tấn Top Gun, trình làng phi thuyền New Shepard của Blue Origin, phương tiện được thiết kế để đưa khách du lịch lên vũ trụ. Bezos từng tiết lộ ông đã đài thọ cho công ty vũ trụ của mình bằng cách bán khoảng 1 tỷ USD cổ phiếu của Amazon vào mỗi năm.

Ba tháng sau khi giới thiệu New Shepard, Bezos trở thành người giàu nhất thế giới trong vòng chưa đầy bốn giờ do giaođộng giá trị cổ phiếu, trước khi bị tụt xuống hạng 3, sau ông trùm Microsoft Bill Gates và tỷ phú thời trang Ý Amancio Ortega.

2018: 160 tỷ USD

img

Jeff và MacKenzie Bezos góp mặt trong tiệc trao giải Oscar. Đây là một trong những lần cuối cùng 2 người tay trong tay cùng nhau, trước khi chính thức ly hôn vào đầu năm 2019.

Cùng năm đó, ông chủ Amazon chính thức soán ngôi Bill Gates bảng để trở thành người giàu nhất thế giới cho đến nay, với tài sản ròng lên tới 160 tỷ USD.

2019: 114 tỷ

img

Sau vụ ly hôn đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ, dù phải chia đôi tài sản cho vợ cũ, song tỷ phú Bezos vẫn sở hữu tới 114 tỷ USD và nắm tới 12% cổ phần của Amazon.

7 tháng sau khi ly hôn, người giàu nhất nước Mỹ đã công khai bạn gái mới của mình, cựu MC truyền hình Lauren Sanchez. Cả 2 lần đầu xuất hiện cùng nhau trước công chúng, trong một trận đấu tại giải quần vợt Wimbleddon.

Ảnh: Người giàu nhất thế giới cởi trần khoe cơ bắp, lượn du thuyền xa xỉ cùng bạn gái

Cánh săn ảnh mới đây đã chụp được khoảnh khắc tỷ phú Jeff Bezos cởi trần, để lộ cơ thể vạm vỡ, săn chắc như...