250 đại biểu đại diện các bộ, ngành TƯ, lãnh đạo TƯ Hội Nông dân Việt Nam, hội nông dân các tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, đại diện các tổ chức quốc tế… đặc biệt là sự có mặt của 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019.
Với 2 phiên đối thoại: “Rào cản kỹ thuật và thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường tự do thương mại Thế giới” và “Cùng nông dân ra chợ Thế giới”, được điều hành bởi TS Bùi Kim Thúy - Chuyên gia kinh tế quốc tế, thành viên Hội đồng cố vấn Đại học Harvard (Mỹ) và TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, nông dân tham gia diễn đàn đã nêu nhiều băn khoăn, vướng mắc, trăn trở của mình, như: Tác động, ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do như thế nào đối với hàng hóa nông sản, cũng như nông dân nuôi cá tra ở Nam bộ? Về kiểm dịch dư lượng thuốc BVTV đối với rau quả xuất khẩu? Về sản phẩm chăn nuôi sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn khi hội nhập? Các chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân của Nhà nước để thúc đẩy chế biến nông sản… cũng được các quan chức Bộ Công thương, Bộ NNPTNT và Ngân hàng Nhà nước… trả lời và thảo luận, làm rõ và thấu đáo từng vấn đề.
Phát biểu kết luận diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Định, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền; tập trung nâng cao nhận thức, hiểu biết của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, nhất là của nông dân và doanh nghiệp về các cơ hội, thách thức mà các Hiệp định Thương mại tự do, trong đó có Hiệp định CP TPP và EVFTA; phải làm cho nông dân, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam tự tin, tăng cường hợp tác, năng động, sáng tạo trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là năng lực quản trị sản xuất - kinh doanh của nông dân trong áp dụng khoa học - công nghệ, tư duy kinh doanh. Nâng cao trình độ quản trị của doanh nghiêp; đáp ứng đòi hỏi của thị trường hội nhập khi mà tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo còn thấp, năng suất lao động không cao, trình độ, năng lực quản lý trang trại, mô hình sản xuất lớn còn thấp, kém…
Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất- kinh doanh nông sản, nhất là khâu chế biến, bảo quản, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng thuần thục công nghệ số…
Tăng cường liên kết, hợp tác giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học, ngân hàng, nhà phân phối, hiệp hội ngành hàng; nhất là giữa nông dân với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; trong đó doanh nghiệp lãnh trách nhiệm tiên phong, đầu tàu. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, như đường giao thông, điện nước, kho bãi.
Đồng thời, rà soát hệ thống cơ chế, nhất là quy hoạch đất đai, khoa học công nghệ, xuất nhập khẩu, đào tạo nghề cho nông dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách…
“Hiện cả nước có 11 triệu hộ lao động đang sản xuất nông nghiệp. Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản; tuy nhiên nhìn chung giá trị gia tăng trong xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam còn thấp, gặp nhiều rào cản, nhất là vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Chính vì thế, Diễn đàn là cơ hội để lãnh đạo các bộ, ngành, hội nông dân, các doanh nghiệp, nông dân thảo luận, tìm ra những giải pháp, cũng như kiến nghị, đề xuất các chính sách lên Đảng, Nhà nước đối với nông dân”, ông Định, nói.
Bắt đầu tổ chức năm 2016, Diễn đàn nông dân Quốc gia lần thứ 1, có chủ đề: “Nông dân toàn cầu từ tư duy đến hành động”, lần thứ 2 (năm 2017): “Nông dân sẵn sàng cho nông nghiệp 4.0”, lần thứ 3 (năm 2018): “Khơi nguồn nông sản Việt” và lần thứ 4 (năm 2019): “Từ CP TPP đến EVFTA- Cùng nông dân đi chợ Thế giới”, Công ty CP Phân bón Bình Điền vinh dự và tự hào đã góp phần vào thành công tốt đẹp của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam. |