HUBA nhận định rằng, sản xuất hàng hóa tại TP ngày càng bị hạn chế bởi : mặt bằng, nguồn nhân lực kỹ thuật, lao động nhập cư tăng góp phần ách tắc giao thông, nguồn nguyên liệu trong nước khan hiếm v.v…
Vì thế, TP.HCM cần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu hàng xuất khẩu sang lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và xuất khẩu dịch vụ. Triển khai các giải pháp tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; khuyến khích doanh nghiệp các tỉnh, thành giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu qua các cảng trên địa bàn.
Đặc biệt, HUBA kiến nghị chính quyền TP cần khắc phục, chấn chỉnh việc kiểm tra doanh nghiệp nhiều lần trong một năm… Có không ít trường hợp, đoàn kiểm tra đến doanh nghiệp, chỉ để… cho có, thể hiện uy quyền; khiến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: T.LPhát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong cho biết: Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của TP ước đạt 38 tỷ USD. Dự kiến trong năm nay, sản phẩm máy tính và linh kiện điện tử ước đạt 10 tỷ USD; dệt may ước đạt 4,2 tỷ USD và giày dép là 1,9 tỷ USD.
Dù xuất khẩu vẫn đang phát triển nhưng số liệu thống kê cho thấy đã có dấu hiệu chững lại. Tốc độ tăng trưởng trong gần 10 năm trở lại đây ở mức không cao, dưới 10%/năm, cơ cấu chậm chuyển dịch và chịu tác động mạnh diễn biến kinh tế thế giới.
UBND TP.HCM cũng đã giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Kho bạc Nhà nước TP thành lập đoàn đi kiểm tra tại 30 đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 40% kế hoạch vốn được giao trong năm 2019. Đồng thời đoàn cũng có kế hoạch làm việc tại các đơn vị có số dự án chậm lập hồ sơ quyết toán và đơn vị chậm thẩm tra phê duyệt quyết toán.
Chủ tịch UBND TP.HCM tham quan một đơn vị sản xuất trên địa bàn TP HCM. Ảnh: T.TRiêng đối với UBND 5 huyện, đoàn sẽ kiểm tra thêm về tình hình thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư nông thôn mới, thuộc “Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015” và tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư nông thôn mới thuộc “Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020”.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2019 TP.HCM giao kế hoạch đầu tư công 33.771 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 15/9 tổng vốn đã giải ngân mới đạt hơn 11.000 tỷ đồng (khoảng 36% kế hoạch). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, việc thay đổi tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, cũng khiến việc lập hồ sơ thủ tục giải ngân bị ảnh hưởng, một số chủ đầu tư chưa quyết liệt theo kế hoạch được giao…