Dân Việt

Đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở TQ bị đe dọa bởi... thức ăn của ngựa

Đăng Nguyễn - SCMP 20/10/2019 11:20 GMT+7
Các nhà khoa học Trung Quốc đang chật vật tìm cách đối phó với một lại một loại cỏ dại có thể đe dọa đập Tam Hiệp – con đập lớn nhất thế giới.

img

Trung Quốc nuôi đội quân bọ cánh cứng bảo vệ đập thủy điện lớn nhất hành tinh.

Theo SCMP, loài cỏ dại mà các nhà khoa học Trung Quốc lo ngại có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nó được đem đến sông Dương Tử vào năm 1937 bởi người Nhật để làm thức ăn cho ngựa.

Sau Thế chiến 2, cỏ dại được trồng khắp miền nam Trung Quốc để làm thức ăn chăn nuôi, làm vườn và làm thuốc thảo dược. Sự tăng trưởng này cũng khiến người dân Trung Quốc phải trả giá.

Các loại cây trồng khác như lúa không thể cạnh tranh với cỏ dại để hấp thụ dinh dưỡng, ánh sáng Mặt trời. Cỏ dại cũng bóp nghẹt sự sống của cá và các loài thủy sản khác.

Nông dân dẹp cỏ dại bằng bằng liềm và máy ủi, trong khi những người khác thử thuốc diệt cỏ. Nhìn chung, các biện pháp vật lý và hóa học rất tốn kém, gây hại cho môi trường và không thể diệt tận gốc được cỏ dại.

Các kỹ sư cho biết cỏ dại có thể chặn nước ở các màng lọc tại đập Tam Hiệp, giảm lượng nước để các tuabin tạo ra điện và làm gián đoạn giao thông đường sông.

Các chuyên gia Trung Quốc muốn nhân giống hàng triệu con bọ cánh cứng để chúng ăn cỏ dại. Loài bọ cánh cứng nhập từ Mỹ sinh sôi rất nhanh, tạo ra tới 1.000 trứng chỉ sau 6 tuần.

Thách thức đối với các nhà khoa học là mùa đông ở khu vực sông Dương Tử rất lạnh, có thể xuống mức dưới 0 độ C, khiến bọ cánh cứng chết hàng loạt.

img

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất hành tinh.

Các chuyên gia Trung Quốc đề ra phương pháp xây nhà kính, cung cấp cho côn trùng nơi trú ẩn trong mùa đông và khi thời tiết ấm áp trở lại, các thế hệ bọ cánh cứng mới có thể được thả vào tự nhiên để kiếm ăn.

Phương pháp này để thực hiện rất khó vì bọ cánh cứng rất phàm ăn và không ai thành công trong việc giam giữ một lượng lớn bọ cánh cứng ở nơi chật hẹp như vậy trong một thời gian dài.

Giáo sư Zhang Guoliang, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nói sau hàng thập kỷ, các chuyên gia đã tìm ra sự cân bằng giữa côn trùng và thực vật trong nhà kính. Kể từ năm 2012, 15 trang trại bọ cánh cứng đã được xây dựng dọc theo Dương Tử, tạo ra hơn 90 triệu con bọ cánh cứng mỗi năm.

Những con bọ cánh cứng này được thả xung quanh khu vực đập Tam Hiệp để chúng ăn cỏ dại, trong khi không làm ảnh hưởng đến cây trồng của người dân.

Zhang Boting, nhà khoa học cao cấp thuộc Viện nghiên cứu thủy điện và thủy điện Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết cỏ dại nở rộ trong hồ chứa ở đập Tam Hiệp là do chất dinh dưỡng dư thừa do các thị trấn và thành phố xung quanh đập tạo ra.

“Chỉ diệt cỏ dại sẽ không thể giải quyết hoàn toàn được vấn đề”, Zhang nói. “Côn trùng đóng vai trò quan trọng, nhưng đó chỉ là một phần trong cả một chiến dịch lớn”.

Đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở TQ làm Trái đất quay chậm lại, khiến ngày dài hơn?

Đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất và gây tranh cãi nhất, được cho là có dấu hiệu biến dạng, trong khi quan...

imgimgimg