Indonesia có một nơi gọi là thánh địa thằn lằn, nằm ở làng Kapetakang, thuộc tiểu khu Kapetak, Cirebon. Mặc dù là một ngôi làng nhỏ nhưng là thủ phủ của các hoạt động giết mổ động vật đáng sợ như rắn ếch, nhưng nổi bật nhất phải là thằn lằn. Nguyên cả ngôi làng này là nơi thu mua và chế biến thằn lằn khô thành đặc sản.
Những con thằn lằn được thương lái thu mua khắp cả nước và quy tụ về ngôi làng này để giết mổ và chế biến sấy khô, sau đó làm thành sản phẩm hoàn chỉnh và phân phối lại khắp nước.
Chỉ cần đặt chân tới ngôi làng, ngay từ cổng làng vào sẽ ngửi thấy m ùi tanh hôi nồng nặc, thằn lằn nằm rải rác, rơi rụng khắp nơi.
Hầu hết thằn lằn ở đây đều được sơ chế theo phương pháp thủ công với những vật dụng chế biến rất thô sơ. Sau khi được làm sạch, loại bỏ hoàn toàn chất bẩn, chúng sẽ được cho vào lò nướng trong 2 tiếng, sau đó mang ra phơi khô trên sân.
Quá trình phơi khô thằn lằn có thể diễn ra trong vài ngày hoặc cho tới khi chúng chuyển màu thành đen.
Giá thằn lằn tươi là 40.000 RP (khoảng 65.000 đồng)/kg, sau khi làm khô sẽ được cho vào bao bì, gắn nhãn mác và trở thành món đặc sản giống như cá khô của Việt Nam vậy. Thằn lằn còn được đóng gói để xuất khẩu như một mặt hàng xa xỉ tại nước ngoài.
Những người mua thằn lằn về sẽ đem chúng ngâm nước nóng, chiên lên và thêm gia vị vào, thường ăn cùng với cơm nóng hoặc làm mồi nhậu.
Theo người dân nơi đây cho biết, thằn lằn phơi khô có tác dụng thay thế thuốc điều trị ngứa do dị ứng, chúng còn là một nguyên liệu cho mỹ phẩm. Trung Quốc và Hòa Kỳ là hai trong số rất nhiều thị trường thu mua thằn lằn khô xuất khẩu của ngôi làng. Ảnh: Internet.