Tiêu biểu như Tập đoàn Vingroup đã đầu tư dự án trồng rau sạch công nghệ cao tại huyện Long Thành và đang tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ, đồng hành cùng 1.000 hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất sạch với vốn đầu tư ban đầu đến hàng trăm tỷ đồng...
Các DN cũng đã hỗ trợ nông dân triển khai chương trình chứng nhận UTZ (chứng nhận toàn cầu về sản xuất an toàn) cho hàng trăm ha cây ca cao và bao tiêu sản phẩm sạch với giá cao.
Nông dân tìm hiểu sản phẩm phân bón hữu cơ Công ty CP Agri-dynamics Việt Nam (Trảng Bom, Đồng Nai). Ảnh: T.Đ
Ông Đặng Trường Khanh - Giám đốc Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) chia sẻ, ngoài xuất khẩu hạt ca cao thô, Công ty Trọng Đức đầu tư vào chế biến sâu với nhiều dòng sản phẩm đa dạng, như: Chocolate, rượu ca cao, bột ca cao... Sản phẩm không chỉ tiêu thụ tốt tại thị trường nội địa mà còn mở rộng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc…
Bên cạnh việc đầu tư dự án nông nghiệp sạch, các DN cũng đầu tư vào các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ. Theo ông Lê Hữu Thiện - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 20 nhà máy phân bón hữu cơ. Mới đây, Công ty CP Agri-dynamics Việt Nam đã khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại huyện Trảng Bom.
Ông Lâm Nguyễn Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Agri-dynamics Việt Nam cho biết, sau 3 năm hoàn thiện về trang thiết bị sản xuất và nghiên cứu chất lượng sản phẩm phù hợp cho sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, công ty đã chính thức sản xuất phân bón tại Việt Nam với công suất 9.000 tấn/năm.
“Chính quyền tỉnh Đồng Nai rất ưu ái và hỗ trợ cho ngành phân bón. Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao, nhiều dự án cánh đồng lớn. Hệ thống logistic khá thuận lợi... Đây là những lý do mà chúng tôi quyết định đặt nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại trên địa bàn tỉnh” - ông Cường cho biết.