Dự án đường sắt đô thị Trung Quốc đầu tư cho Pakistan vẫn giậm chân tại chỗ.
Theo Nikkei, tuần trước, Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Pakistan, Skindar Sultan Raja thông báo rằng chính quyền tỉnh Sindh sẵn sàng vay 2,6 tỷ USD từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để thực hiện dự án nâng cấp Hệ thống đường sắt Karachi (KCR).
Nếu khoản vay này được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên một tổ chức Nhật Bản tiếp quản dự án thuộc sáng kiến Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).
Các nhà phân tích cho rằng, lãnh đạo Pakistan cuối cùng đã nhận ra việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn đầu tư từ Trung Quốc có thể không đem đến lợi ích lớn như dự kiến.
“Việc chính quyền tỉnh Sindh quay sang nhờ cậy Nhật Bản cho thấy Pakistan đã hối hận khi trông cậy vào Trung Quốc”, giáo sư Mohan Malik đến từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, nói. “Gánh nặng kinh tế từ các dự án hạ tầng do Trung Quốc đầu tư cộng với nguy cơ đánh mất chủ quyền khiến Pakistan không còn hào hứng với CPEC”.
KCR là hệ thống đường sắt trọng yếu ở thành phố Karachi. Năm 2010, Nhật Bản đề nghị cấp nguồn vốn cho Pakistan vay ưu đãi với thời hạn 40 năm để cải tạo đường sắt nhưng không được chấp thuận.
Thay vào đó, Trung Quốc chịu trách nhiệm đầu tư cải tạo KCR, theo sáng kiến CPEC. Sau 3 năm, dự án cho đến nay vẫn giậm chân tại chỗ.
Dự án đình trệ kéo dài khiến Pakistan quay sang nhờ cậy Nhật Bản.
Tuyến đường sắt Karachi với chiều dài 43 km sẽ chở 700.000 hành khách mỗi ngày. Thủ hiến tỉnh Sindh Murad Ali Shah từng nhiều lần tác động quan chức ngoại giao Trung Quốc để thúc đẩy dự án, nhưng “đâu vẫn hoàn đấy”.
Một vấn đề khác khiến Pakistan cân nhắc là vốn đầu tư của Nhật Bản có mức lãi suất rất thấp nếu so với Trung Quốc.
"Vốn vay để phát triển hạ tầng từ JICA thường có mức lãi suất thấp hơn nhiều so với vốn Trung Quốc. Dự án do JICA đầu tư cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương ", giáo sư Malik nói.
Dự án quan trọng nhất thể hiện quan hệ Trung Quốc-Pakistan cho đến nay là cảng biển chiến lược Gwadar trị giá 60 tỉ USD. Trung Quốc hỗ trợ xây dựng cả về tài chính và kỹ thuật và đổi lại được thuê cảng trong 43 năm, với quyền kiểm soát 91% doanh thu.
Thành phố cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan, là điểm quan trọng trong sáng kiến Vành đai, Con đường, nơi có hàng tỉ USD đầu tư của Trung Quốc.
Pakistan có lẽ bắt đầu cảm thấy hối hận khi vừa chìm trong nợ, dự án tham vọng với Trung Quốc bị trì hoãn trong khi vẫn...