Dân Việt

16 tỉnh thành phố được cấp thẻ Căn cước công dân

Bảo Linh 23/10/2019 08:52 GMT+7
Các tỉnh, thành phố nào được cấp thẻ căn cước công dân (CCCD)? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc gửi về báo Dân Việt. Dưới đây, luật sư đưa ra tư vấn về những địa phương được cấp thẻ CCCD và thủ tục cấp thẻ CCCD.

Câu hỏi:

Ở Thái Nguyên đã làm được thẻ căn cước công dân chưa? (Bạn đọc Lý Thị Thủy)

Quảng Ngãi đã được làm thẻ căn cước chưa? (Bạn đọc Thanh Loi)…

Trả lời

Những câu hỏi của bạn đọc liên quan đến các tỉnh thành phố cấp cấp thẻ CCCD gửi về báo Dân Việt được luật sư Nguyễn Thị Huế - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: “Theo Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72, bộ Công an) đến nay mới có 16 địa phương trên cả nước thực hiện cấp thẻ căn cước công dân kể từ ngày 1/1/2016”.

Cụ thể, 16 tỉnh thành phố được cấp Căn cước công dân tính đến năm 2019 bao gồm:

STT ĐỊA PHƯƠNG STT ĐỊA PHƯƠNG
1

Hà Nội

9

Cần Thơ

2

TP. Hồ Chí Minh

10

Bà Rịa Vũng Tàu

3

Vĩnh Phúc

11

Tây Ninh

4

Hải Dương

12

Quảng Bình

5

Hưng Yên

13

Thanh Hóa

6

Thái Bình

14

Ninh Bình

7

Hà Nam

15

Quảng Ninh

8

Nam Định

16

Hải Phòng

Thủ tục làm thẻ thẻ Căn cước công dân như sau:

a) Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân;

b) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin hoặc thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu;

img

Luật sư Nguyễn Thị Huế - Công ty luật XTVN, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

c) Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu.

d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt;

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.

đ) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân;

e) Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

Đối với những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e khoản 1 Điều này.