Khủng long tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm.
Theo Daily Mail, nghiên cứu mới của các nhà khoa học tập trung vào việc tìm hiểu sự thay đổi của môi trường sống ở đại dương khi thảm họa thiên thạch đâm xuống Trái đất xảy ra cách đây 66 triệu năm.
Nhà hóa học Michael Henehan thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học địa chất Đức và các đồng nghiệp đã tái tạo lại các điều kiện ở đại dương trong thời gian xảy ra vụ va chạm, bằng cách sử dụng hóa thạch có vỏ cỡ nhỏ, gọi là foraminifera và đá lắng đọng.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, sau vụ va chạm, đại dương biến thành một bể acid khổng lồ đến mức các sinh vật có vỏ không còn có thể tồn tại, do lớp vỏ của chúng bị ăn mòn. Kết quả là chuỗi thức ăn duy trì sự sống dưới nước thay đổi, dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt.
Đây là kết quả của việc những tảng đá chứa lưu huỳnh đổ mưa acid xuống đại dương. Các nhà nghiên cứu tin rằng tình trạng trên xảy ra suốt hàng ngàn năm sau, trước khi các dạng sống siêu nhỏ có thể hồi phục và sinh sôi trở lại.
Đại dương nhiễm acid khiến các sinh vật có vỏ bị tuyệt diệt.
Nhưng để đại dương trở về chu kỳ ổn định thì phải mất tới hàng triệu năm sau, theo nhóm nghiên cứu.
"Đó là bằng chứng rõ ràng rằng acid hóa đại dương là do tác động từ thiên thạch, không phải núi lửa", tiến sĩ Lowery nói.
Dù là những sự kiện xảy ra từ cách đây hàng triệu năm, acid hóa và sự tuyệt chủng hàng loạt có liên quan đến thế giới hiện đại. Báo cáo từ Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết, khí thải carbon dioxide của con người không chỉ làm ấm hành tinh mà còn làm các đại dương bị nhiễm acid trở lại.
Noah Planavsky, nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Yale nói, sự acid hóa thời hiện đại đang diễn ra với tốc độ và quy mô tương đương sự acid hóa do tiểu hành tinh gây ra. Ông cho rằng chúng ta có thể hứng chịu hậu quả thảm khốc trong 100 năm tới.
65 triệu năm trước, thiên thạch khổng lồ đường kính 9,6km đâm xuống đất ở một khu vực gần Mexico ngày nay, tạo ra một...