Kỷ nguyên vạn vật kết nối internet
Một thành phố sẽ trở nên thông minh khi vạn vật kết nối an toàn, tiết kiệm năng lượng và mang lại các giá trị thiết thực.
Khi Việt Nam đang liên tục nhắc tới thành phố thông minh (Smart City), chuyển đổi số (digital transformation), vạn vật kết nối internet (IoT),… thì nhiều nước tiên tiến trên thế giới như châu Âu, Mỹ đã sớm hoàn chỉnh những hệ thống như vậy. Mặc dù đi sau một số nước bạn nhưng Việt Nam vẫn cho thấy khả năng tiếp cận và thích nghi “thần tốc” với những công nghệ mới.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, sau khi đề án đô thị thông minh được UBND TP.HCM phê duyệt, ban điều hành đã sớm có kế hoạch triển khai và đưa vào thực tiễn nhiều ứng dụng. Chẳng hạn, TP.HCM đã thành lập trung tâm quản lý giao thông thông minh, xây dựng ứng dụng thông báo tình hình giao thông TTGT, đầu số quản lý hạ tầng xây dựng 1022,… Rộng hơn, Chính phủ điện tử đang dần được hoàn thiện với hệ thống Quản lý Văn bản và Hồ sơ công việc cùng nhiều ứng dụng khác liên quan.
Với việc hàng tỉ thiết bị IoT từ smartphone, TV, máy tính, cho đến xe ô tô, camera giám sát, máy điều hòa, tủ lạnh,… được kết nối với nhau đồng bộ tạo thành một thành phố thông minh, lượng dữ liệu có được là rất “khủng”. Dữ liệu lớn này kết hợp với máy học cũng như trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên hiện đại và tiện lợi hơn.
Với chiếc máy giặt thông minh trong tương lai, người dùng có thể nhận được thông báo tình trạng đồ đã được giặt xong hay chưa.
Liên quan tới việc xây dựng thành phố thông minh, trong sự kiện ra mắt mạng 5G tại TP.HCM mới đây, lãnh đạo TP.HCM từng cho biết, công nghệ đang thay đổi mọi mặt trong công tác quản lý của thành phố. Đơn cử như vấn đề hạ tầng giao thông, thay vì phải xây dựng thêm nhiều cây cầu mới gây tốn kém ngân sách, AI phân tích, đưa ra dự đoán dựa trên nền tảng dữ liệu lớn có thể giúp các sở, ngành có phương án điều tiết giao thông tối ưu.
Smart Solutions: Giải pháp thông minh của Samsung
Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà một tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc như Samsung cũng nhanh tay giới thiệu những giải pháp thông minh (Smart Solutions) bổ sung cho hệ sinh thái tại Việt Nam. Chẳng hạn là hệ thống Smart Home và Smart Building vừa được Samsung giới thiệu tại TP.HCM.
Theo đó, giải pháp Smart Home hướng đến các gia đình mong muốn một cuộc sống thông minh và tiện nghi hơn thông qua các thiết bị thông minh, và cảm biến nằm trong hệ sinh thái SmartThings của Samsung. Còn Smart Building là một gói giải pháp cho doanh nghiệp nhằm quản lý các tòa nhà, văn phòng một cách tự động hóa nhằm giảm thiểu tài nguyên tiêu thụ và tạo ra một không gian làm việc thoải mái hơn.
Samsung đã triển khai thử nghiệm giải pháp Smart Home tại một số dự án nhà ở, căn hộ, như dự án The Metropole Thủ Thiêm (TP.HCM).
Theo hãng công nghệ Hàn Quốc, giá trị thị trường Smart Home tại Việt Nam theo doanh thu hiện đang ở mức 2.500 tỉ đồng, và được dự báo tăng lên 8.200 tỉ đồng vào năm 2023, tương đương mức tăng trưởng kép 35%. Smart Home và Smart Building được kỳ vọng sẽ có mức đóng góp lớn hơn vào doanh thu của Samsung.
Giải pháp Smart Home của Samsung được tích hợp vào các sản phẩm TV, điện thoại, máy lạnh, tủ lạnh cùng các thiết bị gia dụng khác thuộc thương hiệu Samsung và hơn 4.000 thiết bị từ các bên thứ ba dưới cùng một hệ sinh thái đồng nhất là SmartThings. Các thiết bị thuộc hệ sinh thái SmartThings đều có thể kết nối với nhau thông qua Wi-Fi, do đó người dùng sẽ luôn biết được tình trạng các thiết bị đang được kết nối của mình, và có thể nhanh chóng bật/tắt và tùy chỉnh các chế độ hoạt động bất kỳ lúc nào thông qua các thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng.
“Ngôi nhà thông minh của người dùng sẽ tự động mở nhạc, mở máy lạnh, mở màn cửa, điều chỉnh ánh sáng trong phòng đúng với mức họ muốn ngay khi họ vừa bước chân vào, đồng thời có thể nhận dạng người lạ đột nhập vào nhà và cảnh báo cho chủ nhà,… cũng như nhiều kịch bản khác giúp cho cuộc sống người dùng được thoải mái, an ninh hơn”, Samsung mô tả một số tiện ích của Smart Home.
Còn với Samsung Smart Building, đây là giải pháp tự động hóa giúp quản lý hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bằng việc kết nối các hệ thống và thiết bị của tòa nhà thông qua IoT. Cốt lõi của giải pháp này là các thuật toán nhằm sử dụng năng lượng thông minh, giúp giảm chi phí kết nối không dây giữa các thiết bị, giảm chi phí vận hành và đem lại môi trường làm việc thoải mái, cùng tính năng bảo mật. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống điều khiển từ xa linh động, ban quản lý tòa nhà có thể truy cập vào hệ thống bất kỳ lúc nào, thuận tiện cho việc quản lý khi không có mặt tại chỗ hoặc trong trường hợp khẩn cấp.
Hiện, Samsung đã triển khai thử nghiệm giải pháp Smart Home tại một số dự án nhà ở, căn hộ, tiêu biểu như dự án The Metropole Thủ Thiêm (TP.HCM). Ngôi nhà thông minh này cho cảm giác nhất quán giữa các thiết bị trong cùng một mạng lưới IoT, lấy di động làm trung tâm điều khiển.
Qua đó có thể thấy, khi thị trường nhà thông minh nói riêng và các giải pháp thông minh nói chung tại Việt Nam còn khá manh mún, “gã khổng lồ” Samsung đã mang tới một giải pháp tập trung để giải quyết bài toán về một cuộc sống thông minh, tiệm cận hơn với người dùng.
Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh này đã triển khai đồng thời 10 dịch vụ.