Mô hình nuôi cá hô kết hợp trồng sen trên ruộng lúa của anh Nguyễn Văn Phảnh áp dụng 300con cá hô thử nghiệm, Anh mua cá giống từ trại giống ở Tiền Giang với giá 6.000 đồng/con. Qua thời gian nuôi anh nhận thấy cá hô dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp hoặc các loại rau, củ, quả đều được.
Ông Phảnh lưới cá hô trong ruộng sen để kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá.
Ông Phảnh Cho biết, hiện cá hô thương phẩm trên thị trường có giá khá cao trên 200.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ tốt, cung không đủ cầu. Thời gian nuôi đối với cá hô khá dài, ít nhất là 18 tháng hoặc đến 3 năm,…
Càng nuôi lâu cá hô càng lớn thì giá trị càng cao. Cá hô nuôi đến năm thứ ba có thể đạt trọng lượng từ 3 - 5kg. Quy mô nuôi của gia đình Anh nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, duy trì nguồn lợi thủy sản có khả năng tuyệt chủng bên cạnh đó còn nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhiều người tới thăm quan mô hình nuôi loài cá hô suýt tuyệt chủng dưới ruộng sen, ao sen của gia đình anh Phản đều khen ngợi đây là cách làm lạ mà hay.
Theo anh muốn nuôi cá hô thương phẩm trong ruộng tốt phải thực hiện từ khâu cải tạo ruộng nuôi, chọn giống tốt, thả giống với mật độ thích hợp, đầu tư thức ăn theo từng giai đoạn có như vậy tỷ lệ sống và phát triển đàn cá mới đạt chất lượng theo yêu cầu, hiện tại đàn cá đang phát triển rất tốt.
Anh Phảnh đang đứng trên ao sen và cá hô.
Sau 4 tháng thả nuôi, đàn cá hô của anh đạt trọng lượng bình quân 300 - 500g/con, với tình hình như thế anh tiếp tục nuôi cho tới 15 – 18 tháng trọng lượng cá ước đạt từ 2 – 3 kg/con, giá cá hô thương phẩm trên thị trường hiện nay là 200.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư ước tính anh còn lợi nhuận trên 65 triệu đồng, ngoài thu nhập cá anh còn thu nhập từ cây sen mỗi năm Anh cũng lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình nuôi cá hô trong ao sen đang được ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương quan tâm vì nó góp phần làm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhất là các loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao như cá hô sẽ nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương.