Nhiều thành phố lớn sẽ "ngập trong nước" vào năm 2050? (Ảnh: Bangkok Post)
Các tác giả phát hiện trên, bao gồm nhà nghiên cứu Scott A. Kulp và giám đốc điều hành Benjamin Strauss của tổ chức Climate Central, dựa trên chỉ số vệ tinh để tính toán lại độ cao của đất liền và ảnh hưởng của nước biển dâng trong phạm vi lớn, đã nhận định đến năm 2050, khu vực sinh sống của khoảng 150 triệu dân cư có thể sẽ bị nước biển nhấn chìm.
Trong đó, miền Nam Việt Nam cũng nằm trong số những khu vực có nguy cơ "biến mất". Hơn 20 triệu người dân Việt Nam, tức 1/4 dân số cả nước, sẽ phải sống ở các vùng bị ngập lụt. Phần lớn diện tích của Sài Gòn có nguy cơ bị nhấn chìm dưới nước.
Tại Thái Lan, hơn 10% dân số có khả năng phải sống ở những vùng đất bị ngập lụt vào 2050, gấp 10 lần so với tỷ lệ ở thời điểm hiện tại. Thủ đô Bangkok cũng nằm trong những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Biểu đồ so sánh mực nước biển dâng tại miền Nam Việt Nam ở thời điểm hiện tại và năm 2050 (Hình: New York Times)
Bà Loretta Hieber Girardet, một người dân Bangkok và hiện đang là quan chức của Cơ quan giảm thiểu rủi ro thảm họa của Liên Hợp Quốc, cho biết sự biến đổi khí hậu có thể gây áp lực lên các thành phố bằng nhiều cách khác nhau. Khi Trái Đất ngày càng nóng lên, thì càng nhiều nông dân nghèo sẽ buộc phải rời khỏi nông thôn để lên thành phố tìm việc làm.
“Đây là tình cảnh khá tệ,” bà nói với New York Times.
Tại Thượng Hải, một trong những đầu tàu kinh tế quan trọng nhất của Châu Á, nước biển dâng cũng có nguy cơ nhấn chìm thành phố này và nhiều khu vực lân cận.
Chưa dừng lại ở đó, dữ liệu mới này còn cho thấy 110 triệu người đang sống ở những nơi nằm thấp hơn mực nước biển. Ông Benjamin Strauss giải thích việc những khu vực trên vẫn có thể sinh sống được là nhờ những biện pháp đầu tư xây dựng các hệ thống đê điều và tường bao.
Nhưng các biện pháp phòng ngừa như vậy cũng không thể có tác dụng lâu dài. Ông Strauss lấy ví dụ về trường hợp của New Orleans, Mỹ, thành phố đã chìm hoàn toàn dưới nước khi hệ thống đê biển và các cấu trúc bảo vệ khác bị phá vỡ trong bão Katrina.
Tựu trung, nghiên cứu này cảnh báo rằng ngay từ bây giờ, các quốc gia nên tiến hành chuẩn bị cho các công cuộc tái định cư. Bà Dina Ionesco, thuộc tổ chức International Organization for Migration, cho biết:
"Chúng tôi đã cố gắng rung hồi chuông cảnh báo. Chúng tôi biết là điều này sắp xảy đến. Chưa bao giờ con người phải đối mặt với một làn sóng di cư lớn đến vậy.”
Không chỉ vậy, theo ông John Castellaw, một cựu Trung tướng Thủy quân lục chiến Mỹ và hiện đang làm trong ban cố vấn Trung tâm Khí tượng và An ninh có trụ sở tại thủ đô Washington D.C, Mỹ, việc mất nhiều đất đai do nước biển dâng “đe dọa sẽ gây bất ổn chính trị- xã hội trong khu vực, châm ngòi cho các cuộc xung đột vũ trang và kích động chủ nghĩa khủng bố.”
“Thực chất đây không chỉ là vấn đề môi trường, ông Castellaw cho biết, “Mà nó còn là vấn đề liên quan đến an ninh, nhân đạo và cả quân sự nữa.”
“Bạn phải rút đi ngay bây giờ hoặc bạn có thể làm điều đó sau, với một kết quả tồi tệ hơn nhiều” – các nhà...