Mô phỏng cuộc sống của những người trồng cần sa bất hợp pháp ở Anh.
Theo Guardian, tháng Giêng năm 2018, một thanh niên 18 tuổi người Việt Nam bước vào đồn cảnh sát ở London, nói rằng mình đã ở Anh 5 năm sau khi bị những kẻ buôn người lừa đến và làm việc trong những căn nhà trồng cần sa của băng đảng tội phạm nằm rải rác trên đất nước Anh.
Với vốn tiếng Anh hạn chế, người này cố gắng giải thích làm cách nào mình bị đưa đến Anh từ Việt Nam, đi qua nhiều vùng đất châu Âu, trốn trong xe tải ở Pháp và sau đó đến Anh trồng cần sa.
Cảnh sát Anh đã hết sức bất ngờ rằng thanh niên này đã ở Anh 5 năm mà không ai biết, liền gọi cho cơ quan di trú, bắt giữ thanh niên vì nhập cư bất hợp pháp, đưa vào trại tập trung.
Một thanh niên Việt Nam bị đưa đến Anh trồng cần sa. Ảnh: Guardian.
Thanh niên này với sự hướng dẫn của luật sư, đã nộp đơn kiện lên tòa án cấp cao hơn, cho rằng cảnh sát London đã không làm tròn trách nhiệm bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người, theo Luật về Nạn Nô lệ Hiện đại (Modern Slavery Act) được ban hành ở Anh năm 2015.
Ở Anh, hành vi khai thác nô lệ hiện đại được xác định kể cả khi nạn nhân đồng ý chọn hoàn cảnh đó. Các nạn nhân của nạn buôn người có quyền được chính phủ Anh bảo vệ, chứ không phải bị nhốt vào các trại tập trung chờ trục xuất như những người nhập cư bất hợp pháp.
Cảnh sát London tuyên bố sẽ kháng cáo trước tòa mà không cung cấp thêm thông tin.
“Cảnh sát luôn đề nghị các nạn nhân lên tiếng, thông báo về việc mình bị những kẻ buôn người lừa dến Anh ra sao”, Ahmed Aydeed, luật sư đại diện cho thanh niên người Việt, nói. “Nhưng trong trường hợp này và các trường hợp khác, cảnh sát chỉ giam giữ những người nhập cư bất hợp pháp mà không xử lý những kẻ buôn người”.
Sau vụ 39 người chết trên xe container ở Essex, ngoại ô London hồi tuần trước, vấn nạn buôn người và cách đối xử với nạn nhân của nạn buôn người ở Anh là vấn đề thổi bùng lên tranh cãi.
“Các nạn nhân sẽ không dám xuất hiện và trình báo về những gì xảy ra với mình, nếu ai cũng bị đối xử như thanh niên người Việt trên”, Aydeed nói, ám chỉ việc bị đưa vào trại tập trung chờ trục xuất. “Những kẻ buôn người đứng sau đường dây từ đó vẫn tiếp tục sống ngoài vòng pháp luật”.
Phó cảnh sát trưởng Essex, Pippa Mills kêu gọi các nạn nhân của những kẻ buôn người dũng cảm ra trình báo.
Phó cảnh sát trưởng Essex, Pippa Mills, khẳng định “sẽ không truy tố hình sự những người sống ở Anh bất hợp pháp nếu họ sẵn sàng hỗ trợ cuộc điều tra”.
Một trường hợp khác, một người tên Nam (tên đã được thay đổi), được đưa vào Anh từ Hà Nội khi mới 12 tuổi. Thanh niên này được cảnh sát phát hiện trong cuộc đột kích khi đã 16 tuổi. Cơ quan di trú Anh cho rằng người này không được phép cấp quyền tị nạn nên phải bị trục xuất về Việt Nam.
Những kẻ buôn người đưa Nam vào Anh bất hợp pháp bằng xe tải đông lạnh, sau đó nói Nam nợ chúng 100.000 USD và phải làm việc trả nợ.
Nam, hiện 21 tuổi, được coi là nạn nhân của những kẻ buôn người, từng phải đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất. “Nam nói quãng thời gian đó là giai đoạn khó khăn nhất đối với mình, hằng đêm mơ thấy cái chết”. Năm ngoái, giới chức Anh mới hủy bỏ quyết định trục xuất đối với trường hợp của Nam.
Phil Brewer, cựu quan chức chống buôn người Anh, nói cảnh sát hiện chưa hành động có hiệu quả để triệt phá các băng đảng buôn người. “Trong khi những người nhập cư bất hợp pháp đối mặt với vô vàn rủi ro, những kẻ buôn người cứ để cầm tiền và biến mất, thậm chí không đếm xỉa đến tính mạng của những người vượt biên trái phép”, Brewer nói.
Theo tờ BBC (Anh), những câu chuyện và hình ảnh về một số người Việt nghi chết trên xe container ở Anh đều có một điểm...