Những chú cheo cheo lưng bạc được phát hiện tại Nha Trang. Ảnh: CNN. Nhiều hãng tin, kênh truyền hình như Guardian (Anh), National Geographic và kênh CNN (Mỹ)… đã đưa tin về phát hiện đặc biệt này.
Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi lại thông tin về cheo cheo lưng bạc lần đầu tiên vào năm 1910. Đến năm 1990, một thợ săn đã chuyển cho các nhà nghiên cứu con cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) và đó là lần cuối thu có dữ liệu khoa học về loài động vật quý hiếm này.
Nhà sinh vật học An Nguyen thuộc tổ chức phi chính phủ Global Wildlife Conservation, cho biết: “Trong thời gian dài, loài cheo cheo lưng bạc chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng tôi. Việc phát hiện chúng vẫn sống ngoài tự nhiên là bước đầu tiên đảm bảo chúng tôi sẽ không để mất chúng lần nữa và phải hành động nhanh chóng để tìm cách bảo vệ chúng tốt nhất”.
Đội nghiên cứu lắp đặt camera để ghi hình cheo cheo lưng bạc. Ảnh: Guardian
Cheo cheo lưng bạc nằm trong danh sách 25 loài vật biến mất cần tìm của Global Wildlife Conservation. Các nhà khoa học cho rằng loài cheo cheo lưng bạc có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sinh sống, bị săn bắn.
Chi tiết về việc phát hiện lài cheo cheo lưng bạc ở Nha Trang đã được đăng ngày 11/11 trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution.
Kênh CNN đưa tin một nhóm các nhà khoa học đã phỏng vấn người dân địa phương và kiểm lâm gần thành phố biển Nha Trang, sau đó họ đặt camera trong 5 tháng quanh khu vực nghi vấn có loài cheo cheo lưng bạc. Qua nỗ lực này, các nhà khoa học đã chụp được 1.881 bức ảnh về cheo cheo lưng bạc trong 5 tháng.
Theo GWC, cheo cheo lưng bạc không phải chuột hay hươu mà là động vật móng guốc nhỏ nhất thế giới. Chúng khá nhút nhát, sống theo bầy đàn và có hai răng nanh nỏ, chỉ nặng chưa đầy 4,5 kg.