Bộ xương hoàn chỉnh của loài rồng thời tiền sử giống rồng Komodo ngày nay.
Theo Daily Star, con vật khổng lồ là phiên bản tiền sử của rồng Komodo ngày nay. Rồng Komodo là loài sinh vật bản địa trên các hòn đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang của Indonesia.
Bộ xương hoàn chỉnh cho thấy sinh vật thời tiền sử có phần đầu lớn, hảm răng rất rộng và sắc như dao, có thể dễ dàng xé xác con mồi thành nhiều mảnh.
Bộ xương hóa thạch của loài rồng tiền sử này được tìm thấy dưới lòng đất, cách thành phố Orenburg ở sông Ural khoảng 72km
Sinh vật tiền sử trên được gọi là Garjainia (tên khoa học là Erythrosuchids) . Chúng cao 3 mét, sinh trưởng ở khắp nơi trên thế giới, từ đông Âu, Nam Phi, Ấn Độ cho đến Trung Quốc. Đó là giai đoạn siêu lục địa Pangaea vẫn còn tồn tại, chưa bị tách thành nhiều châu lục như ngày nay.
Phác họa loài rồng thời tiền sử tồn tại cách đây 250 triệu năm.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Richard Butler đến từ Đại học Birmingham, nói thật bất ngờ là bộ xương vẫn còn nguyên vẹn sau 250 triệu năm.
Viết trên tạp chí Royal Society Open Science, Butler cho biết: “Erythrosuchids là loài bò sát ăn thịt lớn, sống ngay sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt Permo-Triassic - cuộc khủng hoảng sinh thái lớn nhất trong lịch sử Trái đất."
Erythrosuchids từng có vài triệu năm thống trị mặt đất trước khi các loài khủng long xuất hiện. “Erythrosuchids là phiên bản khổng lồ của rồng Komodo, tồn tại cách đây 250-240 triệu năm”, Butler nói. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi xác định thấy chúng có phần đầu ngoại cỡ so với cơ thể”.
“Phần đầu ngoại cỡ trùng khớp với sự gia tăng kích thước cơ thể nói chung và các đặc điểm giải phẫu liên quan đến thích nghi ăn thịt như bộ hàm dạng răng cưa”.
Dunkleosteus được coi là loài cá đáng sợ nhất từng sống trên Trái Đất bởi bộ hàm cùng lớp da cứng như thép khiến nó...