Dân Việt

Chuyển “nhà mới” sang hồ Tây, cá Koi trên sông Tô Lịch sống ra sao?

Triệu Quang 27/11/2019 13:25 GMT+7
Đàn cá Koi Nhật Bản đắt tiền được chuyển sang “nhà mới” hồ Tây sau khi khu vực thí điểm công nghệ Nano trên sông Tô Lịch hết hạn thử nghiệm.

img

Đàn cá Koi và cá chép vẫn sống khỏe tại khu xử lý trên hồ Tây sau khi chuyển từ sông Tô Lịch sang

Ngày 9/11, Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã tháo dỡ khu thí điểm trên sông Tô Lịch và duy trì khu thí điểm tại hồ Tây của Dự án tài trợ thí điểm xử lí ô nhiễm bằng công nghệ Nano Bioreactor.

Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, việc giữ lại khu thí điểm hồ Tây để chứng minh việc sau khi xử lí chất lượng nước đã đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT thì không cần vận hành máy nano nhưng nước bên trong khu thí điểm vẫn không bị tái ô nhiễm.

img

Cá bơi lội trong khu xử lý và nổi lên đớp thức ăn

Ngoài ra, việc giữ lại khu thí điểm ở hồ Tây để người dân, đơn vị có nhu cầu xử lí ô nhiễm ao hồ có thể trực tiếp đến thị sát, tham quan và đánh giá trực quan, so sánh sự khác nhau rõ rệt giữa chất lượng nước bên trong và bên ngoài khu thí điểm xử lí ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản.

Song song với việc tháo dỡ, đơn vị này cũng đã chuyển cá Koi Nhật Bản và cá chép Việt Nam trên sông Tô Lịch sang khu thí điểm tại hồ Tây.

Ngày 27/11, tức sau 18 ngày đàn cá được chuyển sang “nhà mới”, ghi nhận của PV tại hồ Tây, đàn cá Koi và cá chép đều sống rất khỏe mạnh. Đàn cá bơi lập lờ dưới mặt nước, khi bảo vệ cho ăn thì cá nổi lên đớp thức ăn.

Theo bảo vệ của công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) – đơn vị phối hợp lắp đặt công nghệ Nano, kể từ khi được chuyển từ sông Tô Lịch về hồ Tây, chưa có hiện tượng cá chết.

“Cá ở bên ngoài khu xử lý vẫn chết và trôi dạt vào bờ còn cá bên trong này, tôi chưa thấy có con nào chết từ ngày thả xuống”, bảo vệ cho hay.

Ngoài bảo vệ trông coi hằng ngày, công ty JVE còn lắp đặt hệ thống camera an ninh để theo dõi và bảo vệ đàn cá trong khu xử lý.

img

Theo bảo vệ, chưa ghi nhận trường hợp cá trong khu xử lý chết kể từ khi thả xuống hồ

img

Hình ảnh cá chết trôi dạt vào bờ bên ngoài khu xử lý bằng công nghệ Nano

img

Ngoài bảo vệ, camera an ninh được lắp đặt tại khu xử lý trên hồ Tây để bảo vệ đàn cá

Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch (300m đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt) và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản.

Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau 2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Tuy nhiên, từ 9-12/7, thời điểm gần hết hạn thí điểm xử lý ô nhiễm, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch. Việc làm này khách quan và để đảm bảo an toàn cho Thành phố trong mùa mưa, tuy nhiên, nó đã cuốn trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng.

Đến ngày 16/7, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản đã gửi Công văn tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc xin lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá, công bố kết quả công nghệ giai đoạn thí điểm thêm 2 tháng.

Tới ngày 16/9, sau tròn 4 tháng thử nghiệm, các đơn vị liên quan đã lấy mẫu nước đồng thời thả cá Koi Nhật Bản và cá chép Việt Nam xuống 2 khu xử lý. Việc thả cá nhằm chứng minh nước sau xử lý đã an toàn, đảm bảo sinh vật như cá phát triển tốt.

Bất ngờ tháo dỡ ”bảo bối” của Nhật trên sông Tô Lịch, chuyển cá Koi sang hồ Tây

Đơn vị thử nghiệm đã tháo dỡ khu vực thí điểm công nghệ Nano của Nhật trên sông Tô Lịch và chuyển toàn bộ cá ở...