Dân Việt

Trẻ em trầm cảm rồi tự tử, bố mẹ phải tuyệt đối tránh sai lầm này

Huyền Anh (Tổng hợp) 27/11/2019 16:32 GMT+7
Vừa qua đã liên tiếp xuất hiện trẻ em tự tử với nguyên nhân từ bố mẹ. Vậy nên, các phụ huynh cần có những kỹ năng để con trẻ tránh rơi vào trầm cảm.

Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, dân tình vô cùng hoảng hốt khi chứng kiến liên tiếp 2 vụ trẻ em nhảy lầu tự tử. Đầu tiên là một bé gái 13 tuổi ở TP.HCM đã nhảy từ tầng 8 xuống đất. Rất may em chỉ bị dập gan và đang hồi phục tích cực. Sự việc trên chưa lắng xuống thì một vụ tương tự xảy ra ở Hà Nội. Lần này bé gái 11 tuổi đã không thể qua khỏi khi nhảy từ tầng 39.

img

Nhiều trẻ em nghĩ quẩn vì áp lực từ gia đình

Nguyên nhân dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ của hai bé gái kể trên đều đến từ gia đình. Bé gái 13 tuổi cảm thấy không được tôn trọng quyền riêng tư khi mẹ kiểm tra điện thoại di động. Trong khi đó, bé gái ở Hà Nội tìm đến cái chết vì biết bố mẹ sắp chia tay.

Không chỉ ở Việt Nam, hiện tại tỷ lệ trẻ em trầm cảm rồi dẫn đến suy nghĩ tự vẫn trên thế giới ngày càng tăng cao. Hiện tượng này xuất phát từ chính gia đình khi các em bị đặt kỳ vọng quá lớn hoặc liên tiếp chứng kiến những cảnh tượng không hay từ bố mẹ.

Bởi vậy, để hạn chế tối đa những sự việc đáng tiếc, bố mẹ cần trang bị những kỹ năng giao tiếp đồng thời phải thấu hiểu được tâm lý con trẻ.

Không được trút giận lên trẻ em

Cuộc sống hiện đại khiến áp lực kiếm tiền luôn trở thành gánh nặng. Vì thế không ít trường hợp bố mẹ rời công sở về nhà cùng tâm lý ức chế. Họ căng thẳng vì công việc, vì lãnh đạo, vì đồng nghiệp. Với cái đầu luôn bốc hỏa như vậy, đối tượng trút giận dễ dàng nhất luôn là con trẻ.

img

Trẻ em nhạy cảm hơn chúng ta tưởng rất nhiều

Điều này dẫn đến trẻ em luôn có cảm giác có lỗi ngay cả khi chúng không làm gì. Chúng cảm thấy bị chán ghét và sẽ ảnh hưởng rất tệ đến tâm lý hồn nhiên ngây thơ.

Không được cãi nhau trước mặt con

Trong mắt trẻ con, bố mẹ luôn là thần tượng. Chúng luôn nghĩ rằng bố mẹ là siêu anh hùng có thể giải quyết mọi vấn đề trong vũ trụ. Thế nên nếu bố mẹ to tiếng, thóa mạ hoặc thậm chí đánh nhau sẽ khiến hình tượng đó sụp đổ. Khi đó trẻ em sẽ mất niềm tin và có cảm giác không còn được bảo vệ bởi hình ảnh siêu anh hùng đã vỡ nát.

Hãy lắng nghe, đón nhận tình cảm từ con trẻ

Trẻ em luôn vô tư và rất hay biểu lộ cảm xúc. Chúng không ngần ngại nói “Con yêu bố mẹ”. Khi đó hãy đón nhận tình cảm đó một cách chân thành nhất. Sẽ thật khủng khiếp nếu đứa trẻ bị từ chối tình cảm. Chúng sẽ cảm thấy hụt hẫng, thừa thãi và sẽ thu mình lại.

img

Hãy làm bạn với những đứa trẻ của mình

Ngoài ra bố mẹ phải thường xuyên lắng nghe, thu thập thông tin về cuộc sống xung quanh con. Những màn tranh cãi ở lớp học, những lần bị cô giáo phạt, bị bạn bè chọc tức sẽ bớt nghiêm trọng hơn nếu như bố mẹ biết, chia sẻ và động viên.

Tựu trung lại, trẻ em cần được đối xử công bằng. Chúng phải được tôn trọng, được lắng nghe và được quan tâm đúng mực. Khi bố mẹ trở thành bạn của con mình, chúng sẽ tự tiết lộ những bí mật mà bạn không cần gặng hỏi.

Bác sĩ kê toa… ”chuyện ấy” để trị trầm cảm

Một phụ nữ Úc đã chia sẻ kinh nghiệm giúp chống lại bệnh trầm cảm khi bác sĩ bất ngờ yêu cầu cô hãy thực hành "chuyện...