“Quái vật” thuồng luồng ăn thịt người ở Tuyên Quang
Những ngày qua, người dân tại thôn Làng Đẩu, xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang luôn bàn tán không ngớt về con “quái vật” thuồng luồng vừa được một người dân bắt được nặng 17kg. Nhiều người dân đồn đoán con "quái vật" ấy chính là thuồng luồng, người thì cho rằng nó là con rồng đất, có vây trên lưng như cá rô, có mào…
Câu chuyện "liêu trai" về con "quái vật Tuyên Quang" cũng theo những lời đồn đoán ấy mà thành. Người dân đồn đại rằng, từ ngày bắt được con "rồng đất" ấy, nên trời cứ mưa không ngớt. Nhiều người cho rằng, đó là con “quái vật” của ngôi chùa bỏ hoang và cả làng đang chịu sự trừng phạt của thần linh.
“Quái vật” thuồng luồng ăn thịt người ở Tuyên Quang. Ảnh minh họa
Và sự thật con "quái vật" ấy là một con trăn mắc võng nặng 14kg, được anh Ma Văn Thường bắt được trong một đêm mưa gió. Con chăn ấy có chiều dài hơn 5m, sau khi bắt được nó anh Thường đã bán với giá 2 triệu 8.
Phát hiện nhện độc khổng lồ ở Hà Tĩnh
Năm 2012, trong quá trình phát quang bụi rậm tại khu vực đèo Bụt, núi Trầm Hương, phía Bắc của dãy Hoành Sơn, thuộc rừng phòng hộ Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, một số người dân phát hiện được con nhện “khủng”.
Nhện độc khổng lồ ở Hà Tĩnh.
Chiều dài toàn thân của con nhện này 6cm, rộng 3cm, trọng lượng 6g, miệng rộng có 2 răng cửa lớn (kích thước răng dài 10mm)… Ở phía trên phần lưng con nhện có màu xám đậm, lông nhọn tua tủa, dưới bụng màu đen tuyền, có 10 chân, mỗi chân 5 đốt (chân dài nhất 8cm, ngắn nhất 3cm).
Theo tiến sĩ Phạm Đình Sắc, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, con nhện nói trên thuộc họ nhện Theraphosidae, còn gọi là nhện lông, một trong những họ lớn của bộ nhện Araneae, với 883 loài thuộc 11 giống đã được ghi nhận trên thế giới.
“Quái vật” mình rắn ở Cát Bà
Khác với cách truyền bá thông tin nhanh chóng như những con "quái vật" ở Tuyên Quang chuyện về con quái vật mình rắn ở Tam Đảo lại được truyền miệng từ những người dân sống ở Cát Bà.
“Quái vật” mình rắn ở Cát Bà. Ảnh minh họa
Nhiều người kể rằng, con "quái vật" có hình thù khổng lồ, thân là mình rắn, nhiều ngư dân đi đánh cá thấy hòn đảo nhô lên giữa biển nên cho thuyền đỗ vào, thì bất ngờ hòn đảo chìm xuống khiến cho nhiều ngư dân suýt chết đuối.
Tuy nhiên sau đó họ mới phát hiện ra đó không phải hòn đảo mà là thân của một con ‘quái vật’ nổi lên giữa đảo. Câu chuyện về con "quái vật" ở đảo Cát Bà đã gây ầm ĩ một thời gian dài và chưa có một bằng chứng nào chứng minh được sự tồn tại của con "quái vật" này.
Con rết dài phá kỷ lục thế giới
Anh Vũ Hồng Phương (ở quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) là người đã bắt được con rết khổng lồ. "Cả gia đình tôi rất ngạc nhiên. Trước đây ở khu này rậm rạp, gia đình thấy những con rết bò vào nhà là chuyện bình thường, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy con rết lớn như thế", anh Phương nói.
Thấy lạ, anh Phương lấy thước để đo con rết và thấy nó dài tới 32 cm với nhiều cặp chân lớn và hai chòm râu. Kỷ lục con rết khổng lồ lớn nhất thế giới được xác lập năm ngoái tại London, nước Anh có chiều dài 27 cm, vì vậy, anh Phương cho rằng, con rết mà anh bắt được có thể phá kỷ lục thế giới.
Ông Nguyễn Đức Anh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) cho rằng con rết ở Đà Nẵng là loài rết lớn thuộc giống Scolopendra, họ Scolopendridae, bộ Scolopendromorpha. Có khoảng 5-6 loài rết lớn thuộc giống này ở Việt Nam.
Cá chép “ma” quái dị
Khi dư luận vụ "quái vật" sông Hồng vừa lắng xuống, thì người dân Hà thành lại được phen náo loạn vì xuất hiện cá chép không vẩy, hoặc chỉ có lốm đốm vài cái vẩy ở Hồ Tây. Thậm chí, người ta đã bắt được những con cá chép mình loang lổ, nhiều màu sắc, trông rất sợ.
Cá chép "ma"
Dư luận bàn ra tán vào rằng hồ Tây xuất hiện cá chép ma, nên không ai dám ăn. Thậm chí, nhiều người câu được loài cá này, lập tức bỏ cần chạy bán sống bán chết.
Cuối cùng, các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu và xác định, đây là loài chép lai giữa chép Việt Nam và chép Hungary.
Kỳ thực, đây là loại đột biến sắc tố trong cấu trúc di truyền của giống cá chép Hungary lai với chép Việt. Vì chép Việt màu hồng, chép Hungary màu đen, nên khi bị đột biến sắc tố, sẽ cho ra một loài có màu sắc loang lổ như vậy. Tuy nhiên, chất lượng thịt của loài cá này không có vấn đề gì.
Giờ thì người Hà Nội đã quen với những chú cá chép có mình loang lổ, hoặc có vài cái vẩy. Thậm chí, những chú cá này lại còn được ưa chuộng.
“Thủy quái” Hồ Tây
Trên một số trang web chuyên về cá cảnh xuất hiện một video clip thủy quái Hồ Tây (Hà Nội). Đoạn clip trên mạng ghi hình một con vật kỳ dị nổi lên ở chỗ chùa Trấn Quốc.
Theo người quay clip, con vật có hình thù đầu người, mình trăn… với cặp mắt trắng dã và mái đầu bạc phơ. Có hai con, một đực, một cái, nhưng con cái đã… chạy mất, không quay được.
Thông tin trên đã khiến hàng ngàn người đổ xô về hồ Tây, với ống nhòm, máy quay, quyết tìm cho được quái vật. Tuy nhiên, cả tháng trôi qua, mà chẳng ai thấy thủy quái nữa. Cuối cùng, một số chuyên gia phân tích clip và khẳng định, đó chỉ là hình ghép.
"Quái ngư" Hồ Tây mõm dày giống cá heo
Tháng 9/2015, anh Trần Lĩnh Huế (28 tuổi, phố Quán Thánh, quận Ba Đình) đi tập thể dục ở ven Hồ Tây thì thấy thợ câu câu được một con cá toàn thân màu trắng, mõm dày giống cá heo thấy đẹp mắt nên anh đã mua về nhà với giá 500.000 đồng, con cá có trọng lượng 3kg.
Khi anh Huế thả "quái ngư" này vào bể cá thì nó rất hung dữ, đuổi cắn những con cá khác. Anh Huế đem gửi ở nhà bạn nhưng cũng không được. Anh Huế đã đem con cá lạ này phóng sinh về Hồ Tây.
TS Kim Văn Vạn, Phó trưởng khoa Thủy sản, Học viên Nông nghiệp Việt Nam cho biết trên báo Người đưa tin: "Con cá màu trắng, đầu giống cá heo được một câu thủ ở Hồ Tây câu được mà mọi người gọi là "quái ngư" có tên gọi là cá Tai tượng hay còn được gọi là cá Thần tài. Loài cá này chung dòng họ với cá rô phi, màu sắc của loài cá này phụ thuộc vào môi trường sống theo xu hướng tạo cảnh".