Người tình được Napoleon “ân sủng” nhất
Theo những nghiên cứu lịch sử đáng tin cậy, người tình đầu tiên của Napoleon là Pauline Bellisle Foures, vợ một sĩ quan cấp thấp trong quân đội của ông trong giai đoạn chiến dịch Ai Cập (1798-1801). Những “bóng hồng” như Eléonore Denuelle de La Plaigne, Victoria Kraus, Albine de Montholon hay nữ diễn viên nổi tiếng thế kỉ 19 Marguerite George đều được ghi nhận là có mối quan hệ tình ái với Hoàng đế nước Pháp ở các giai đoạn khác nhau.
Napoleon và người tình nổi tiếng nhất của ông: Maria Walewska.
Nhưng người tình được biết tới nhiều nhất của Napoleon không nằm trong số những cái tên nên trên. Nàng là Công nương Maria Walewska (sinh 7/12/1786 – mất 11/12/1817), một mỹ nhân thuộc tầng lớp quý tộc ở Ba Lan. Cha Maria thuộc dòng dõi danh giá vùng Kiernozia trong khi mẹ cô cũng xuất thân từ đại gia tộc giàu có Zaborowski.
Maria chính là nhân tình có mối quan hệ lâu nhất với Napoleon, trong hơn 3 năm từ 1807-1810, thời điểm Hoàng đế Pháp ly hôn vợ đầu Josephine để cưới người vợ thứ hai Marie Louise. Nàng cũng là người tình hiếm hoi nhận được nhiều ân sủng lớn của Napoleon kể cả khi mối quan hệ giữa họ kết thúc. Như một dinh thự lớn tại Rue de Montmorency tại Paris hay một số bất động sản giá trị tại Vương quốc Napoli (thuộc đảo Sicily ngày nay). Nhưng đó là chuyện về sau, trước hết chúng ta hãy đến với cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Napoleon và Maria Walewska đầu năm 1807.
Cuộc gặp gỡ định mệnh ở Warszawa
Năm 1805, khi vừa 18 tuổi, Maria bị gia đình ép buộc kết hôn với bá tước Athenasius Colonna-Walewski, lúc đó đã 70 tuổi và hai lần góa vợ. Walewski, một địa chủ thuộc giới siêu giàu, từng làm quan ở huyện Warka và có gia đoạn là thị vệ của vua Stanisław August Poniatowski (Hoàng đế Ba Lan cuối cùng). Maria và Walewski có một con trai là Antoni Rudolf Bazyli Colonna-Walewski.
Cuộc gặp gỡ “định mệnh” giữa Napoleon và Maria tại một buổi khiêu vũ tại Warszawa.
Năm 1807, 2 vợ chồng bá tước Colonna-Walewski được Napoleon mời tới dự một buổi khiêu vũ tại Warszawa. Maria Waleska (lúc này mới 22 tuổi) là nữ nhân nổi bất nhất hôm ấy bởi vẻ đẹp xuân sắc rạng ngời. Và nàng ngay lập tức lọt vào mắt xanh của Napoleon. Dù vậy, bất chấp những mời mọc ve vãn của Napoleon, Maria liên tục lảng tránh và khước từ Hoàng đế Pháp.
Khi Napoleon chìm trong nỗi thất vọng vì bị mỹ nhân cự tuyệt thì chưa đầy 3 ngày sau, ông nhận được thư tay của Maria, chấp thuận một cuộc gặp riêng giữa 2 người. Sau cuộc hẹn đầu tiên, cuộc tình mùa xuân giữa 2 người đã bắt đầu. Họ dính với nhau như sam trong hơn 2 tháng, từ tháng Tư đến tháng Sáu tại một lâu đài ngoại ô Warszawa, thuộc sở hữu của Napoleon.
Năm 1809 Maria theo Napoleon trong cuộc hành trình đến Vienna, nơi nàng sống trong một căn nhà gần dinh thự Schönbrunn Palace, nơi Napoleon cư trú, nhưng cô thường tránh xuất hiện với Napoleon công khai. Trong thời kỳ ở Vienna, cô đã mang thai và trở lại Walewice để sinh hạ cậu con trai (thứ hai) Alexandre Joseph. Mặc dù Alexandre chắc chắn là con của Hoàng đế Napoleon, ông đã được bá tước Athenasius Colonna-Walewski hợp pháp hoá nhận làm con và do đó mang họ Colonna-Walewski.
Mối quan hệ nhân ngãi giữa Napoleon và Maria kéo dài trong hơn 3 năm.
Năm 1810, Napoleon trở về Paris, và Maria tháp tùng theo. Cô định cư ở một dinh thự nguy nga ở Rue de Montmorency. Và đây chính là thời điểm mối quan hệ nhân tình giữa họ phải kết thúc bởi những toan tính chính trị của Napoleon. Hoàng đế Pháp dự tính ly dị Josephine và thay vào đó kết hôn với Marie Louise, công nương xứ Parma và việc duy trì một mối tình với người phụ nữ khác vào thời điểm đó là không còn phù hợp.
Maria Walewska có từng yêu Napoleon?
Mối quan hệ giữa Maria và Napoleon kèo dài trong hơn 3 năm. Người đẹp gốc Ba Lan cũng theo chân Napoleon trong nhiều cuộc viễn chinh và sinh hạ cho Hoàng đế Pháp một cậu con trai. Đấy phải chẳng là những bằng chứng cho thấy sự sâu đậm giữa họ? Nhưng mãi sau này, trong cuối hồi ký của mình, Maria lại phủ nhận chuyện mình có tình cảm với Napoleon. Thay vào đó Maria khẳng định nàng buộc phải gắn kết với Napoleon vì những lý do liên quan đến vận mệnh nước nhà.
Ngược dòng trở lại với những tháng đầu Xuân 1807, sau cuộc gặp gỡ định mệnh với Napoleon ở Warszawa. Việc Maria thay đổi thái độ dành cho Napoleon, từ chỗ lảnh tránh khước từ đến chỗ chủ động hẹn gặp, có liên quan tới tác độc của một tổ chức ái quốc của Ba Lan, với chồng nàng Athenasius là một thành viên cốt cán. Họ muốn Maria trở thành một cầu nối, một chất xúc tác quan trọng để thuyết phục Napoleon xuất quân cứu giúp Ba Lan giành độc lập sau khi đánh mất chủ quyền từ 1795.
Nhưng Maria đến với Napoleon hóa ra là vì… lòng yêu nước.
Và đây là một đoạn viết trích từ Hồi ký của Maria xuất bản năm 1897: “Sự hy sinh đã được hoàn tất. Đã có thành quả khi đạt được một điều tương đương (thuyết phục Napoleon để hỗ trợ phong trào độc lập Ba Lan), mà có thể tha thứ cho việc không chính đáng của tôi. Đây là ý nghĩ đã dẫn dắt tôi, không cho phép tôi rơi dưới sức nặng của ý thức xấu và nỗi buồn của tôi”.
Năm 1812, hai năm sau khi kết thúc mối quan hệ với Napoleon, Maria cũng ly dị người chồng của mình – bá tước Athenasius. Bốn năm sau, nàng tái hôn với Philippe Antoine d'Ornano, bá tước d'Ornano, người mà Maria hơn một lần khẳng định là người đàn ông duy nhất mình từng yêu. Năm 1817, Maria qua đời vì suy thận nặng chỉ vài tháng sau khi sinh hạ người con trai thứ ba.