Dân Việt

Câu chuyện về bức họa "87 vị thần tiên" được họa sĩ Từ Bi Hồng "giải cứu" từ quân Đức

S.S 15/12/2019 08:09 GMT+7
Một bức họa được bảo vệ hoàn toàn, bị cấm đưa ra triển lãm nước ngoài và trở thành một kho báu vô giá. Nhưng đặc biệt và ly kỳ hơn cả là hành trình "giải cứu" nó từ quân Đức.

Trung Quốc với một nền văn minh cổ đại có lịch sử 5.000 năm, không khó để gặp những câu chuyện “phiêu bạt” của các cổ vật, di sản cấp quốc gia. Có rất nhiều trong số đó không phải được chính phủ Trung Quốc tìm về, mà từ nỗ lực cứu vãn của các cá nhân. Ở vào thời Trung hoa dân quốc, cuộc sống vật chất xã hội đều ở mức thấp, phần lớn cư dân đều gặp những khó khăn về tài chính. Bởi vậy, những người sẵn sàng chi nhiều tiền để trả cho các báu vật quốc gia bị mất ở nước ngoài chắc chắn là anh hùng dân tộc. Một trong số những nhân vật đáng ca ngợi này là họa sĩ nổi tiếng Từ Bi Hồng.

img

Vào mùa xuân năm 1937, họa sĩ Từ Bi Hồng đến nhà bà Martin theo lời mời của bạn bè. Bà Martin là người Đức. Cha bà là đại sứ Đức tại Trung Quốc. Gia đình họ sống ở Trung Quốc gần 60 năm và họ đã thu thập được nhiều cổ vật văn hóa Trung Quốc. Tại thời điểm đó, họ gặp khó khăn về kinh tế và có ý định bán hai cổ vật để gom thu nhập. Từ Bi Hồng được mời đến để giám định những bức thư họa. Sauk hi thẩm định bộ sưu tập của bà Martin, trước khi rời đi, ông đột nhiên chú ý đến một “cuộn vải rách” màu vàng trong một chiếc hộp ở góc nhà bà Martin.

img

Nét bút trên bức tranh lụa này uyển chuyển và phóng khoáng, các đường nét mịn như những đám mây và uốn lượn như nước chảy. Bức tranh như kể một câu chuyện về 87 vị  thần tiên gồm: một vị tướng thần mở đường, các nàng tiên nữ đang lướt đi vui vẻ,  còn có Nam cực đế quân, Phù Tang đại đế cùng các vị thần khác cùng nhau xuất hành tới gặp 3 vị thiên tôn. Biểu hiện của Từ Bi Hồng  đột nhiên trùng xuống. Thoạt nhìn, bà Martin biết rằng bức tranh có giá trị phi phàm.

img

Hóa ra cha của Martin đã từng là một chỉ huy người Đức. Khi liên minh tám nước vào Bắc Kinh, người Đức đã cướp bức tranh từ cung điện, nhưng cha bà không biết giá trị của bức tranh, vì vậy ông đã để nó ở nhà trong 10 năm. Khi Từ Bi Hồng cầm lấy bức tranh và nói với bà ấy một cách hào hứng rằng ông muốn mua nó, bà Martin đã ra một con số không quá lớn 10.000 tiền đại dương.

Tuy nhiên, 10.000 tiền đại dương không phải là con số nhỏ đối với Từ Bi Hồng. Để gom tiền mua lại bức tranh, ông cũng đã bán 7 bức tranh cho mình và sau đó bỏ thêm 3.000 tiền đại dương để mua nó. Ông đã vô cùng vui mừng khi mua lại được bức tranh. Ông mời các danh họa nổi tiếng như Trương Đại Thiên tới thưởng lãm và thẩm định, xác nhận đây là bút tích thật của họa thánh Ngô Đạo – một họa sĩ nổi tiếng thời nhà Đường. Sau đó, ông đặt tên bức họa là “Bát thập thất thần tiên quyển”, còn đóng một con dấu với nội dung “Từ Bi Hồng mệnh”, và luôn mang theo bên mình.

img

Giữa năm 1942, Từ Bi Hồng mang bức tranh đến Vân Nam để trưng bày. Thật không ngờ, triển lãm tới khoảng nửa thời gian thì gặp phải không kích của Nhật bản. Trong tình cảnh hỗn loạn, bức họa 87 vị thần tiên cùng hơn 30 tác phẩm của ông đã bị đánh cắp. Sau đó, Từ Bi Hồng đã tìm kiếm nhiều lần nhưng vô ích, chỉ còn biết ngày đêm nhớ mong. Thật bất ngờ, hai năm sau, Từ Bi Hồng được tin bức họa xuất hiện ở Thành Đô. Ông đã lập tức đi tới Thành Đô ngay trong đêm. Tuy nhiên, giá yêu cầu của người bán là 210.000 đồng tiền đại dương. Từ Bi Hồng đã vẽ tranh ngày đêm để bán,  hơn nữa ông còn mang tất cả những thứ có giá trị trong nhà mang đi, và cuối cùng đã gom được 210.000 để mua lại bức họa.

Sau đó, trước khi qua đời, Từ Bi Hồng đã hướng dẫn vợ mình trao hơn 1.200 di vật thư pháp và hội họa, hàng chục ngàn cuốn sách, album ảnh, chữ khắc và hơn 1.000 tác phẩm trong bộ sưu tập của ông cho chính phủ miễn phí, bao gồm cả bức họa 87 vị thần tiên này. Ngày nay, bức họa này đã được bảo vệ hoàn toàn, bị cấm đưa ra triển lãm nước ngoài và trở thành một kho báu vô giá.