Tên lửa phòng không Pantsir của Nga.
Theo TASS, sao chép trái phép vũ khí Nga xuất sang nước ngoài là một vấn đề nổi cộm, Livadny nói. “Có hơn 500 trường hợp sao chép như vậy trong 17 năm qua”. Trung Quốc đã sao chép động cơ máy bay, chiến đấu cơ Sukhoi, các hệ thống phòng thủ, tổ hợp tên lửa phòng không di động, thiết bị của hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Pantsir.
Livadny nói nhóm chuyên gia Nga làm việc ở nước ngoài thường phát hiện ra các vụ sao chép bất hợp pháp. Nhưng họ không thể kiện ra tòa, vì vũ khí Nga không có bằng sáng chế đăng ký ở nước ngoài.
Các công ty sản xuất vũ khí như Raytheon (Mỹ) hay BAE Systems (Anh) có 5.000 bằng sáng chế ở nước ngoài. Họ đăng ký tài sản sở hữu trí tuệ vì vậy sẽ ít rủi ro. Bộ Quốc phòng hay các công ty doanh nghiệp quốc phòng của Nga lại không đăng ký bằng sáng chế ở nước ngoài.
Hồi tháng 10, tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga đã tuyên bố thành lập một nhóm cố vấn nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước khác. Nhóm này bao gồm các quan chức từ Bộ Quốc phòng Nga và các nhà thầu quốc phòng nổi tiếng như Rostech và Rosatom.
J-15 được coi là phiên bản sao chép trái phép của tiêm kích hạm Su-33 của Nga.
Báo Nga Sputnik từng chỉ ra rằng hầu hết các trang thiết bị vũ khí Trung Quốc sao chép trái phép của Nga đều là hàng kém chất lượng, độ tin cậy kém, dù giá thành rẻ hơn nhiều. Một ví dụ điển hình là tiêm kích hạm J-15, được sao chép từ mẫu chiến đấu cơ Su-33 của Nga.
Trung Quốc chỉ nắm trong tay phiên bản T-10K-3 thử nghiệm, mua của Ukraine, dẫn đến việc J-15 ngày nay đã nhiều lần gặp tai nạn khiến những phi công kinh nghiệm mất mạng.
Nga gần đây đã bán tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc. Phiên bản xuất khẩu của Nga luôn có những tính năng tác chiến kém hơn hàng nội địa để đề phòng khả năng bị sao chép.
Trung Quốc đang rơi vào thế khó khi không có đủ số lượng tiêm kích hạm J-15 phục vụ cho tàu sân bay đóng mới trong khi...