Bộ xương ngư long dài 1,7 mét còn nguyên vẹn.
Theo Daily Mail, Jon Gopsill, 54 tuổi, dắt hai chú chó cưng đi dạo bãi biển ở Stoford, Somerset, Anh thì thấy con chó đánh hơi thấy thứ gì đó.
Tiến lại gần, người đàn ông phát hiện bộ xương dài 1,7 mét, lộ diện trên bãi cát sau khi một trận bão đi qua.
Thật tình cờ khi Gopsill cũng là một nhà khảo cổ nghiệp dư, nói rằng bộ xương hóa thạch là của một sinh vật biển thời tiền sử giống cá heo, được gọi là ngư long hay thằn lằn cá (ichthyosaurs).
Mike Day, người phụ trách bộ phận Khoa học Trái đất tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, xác nhận rằng bộ xương có khả năng thuộc về một con ngư long. “Hãy nhìn mẫu vật, dựa trên cấu trúc xương, đây rất có thể là phần còn lại của một con ngư long”.
Jon Gopsill rất bất ngờ với thứ mình tìm thấy.
Bộ xương ước tính có niên đại cách đây 65 triệu năm, thuộc kỷ Jura. “Tôi thường dắt chó đi dạo trên bãi biển. Khi thủy triều rút, chúng tôi ra xa chơi bởi những chúng chó thích chơi ở đó”, Gopsill nói. “Bộ xương còn nguyên vẹn đến mức như đem từ bảo tàng ra. Thật kinh ngạc. Không thể tin được rằng bộ xương đã tồn tại lâu đến như vậy”.
Gopsill đã thông báo về thứ mình tìm thấy cho trung tâm di sản Somerset và bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh.
Ngư long không phải là loài khủng long, nhưng thuộc nhóm các loài bò sát biển sống ở Kỷ Jura và biến mất trong giai đoạn Kỷ Phấn Trắng (cách đây 145-66 triệu năm).
Ngư long có chiều dài từ 1,5 - 3 mét và có hình dáng bên ngoài giống như cá heo ngày nay.
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm lại liên lạc với cậu bé để khen thưởng vì thành tích xuất sắc.